Gia Lai: “Đại công trường” gỗ lậu khủng khiếp bên trong đại ngàn (kỳ 2)
(THPL) - Một vụ phá rừng công khai, quy mô lớn xảy ra trong rừng Cộng đồng, thuộc làng Tar, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) được Phóng viên Thương hiệu và Pháp luật điện tử phát hiện. Trong nhiều ngày mật phục điều tra, mỗi ngày có hàng trăm mét khối gỗ xẻ theo quy cách được “lâm tặc” vận chuyển ngang nhiên ra khỏi rừng. Chính điều này, dư luận đang đặt ra nghi vấn, có hay không việc các ngành chức năng huyện Mang Yang đang “tiếp tay”, “làm ngơ” cho “lâm tặc” ngang nhiên phá rừng Cộng đồng?
Tin liên quan
- Thái Nguyên: Cần xử lý nghiêm trạm trộn bê tông không phép ở Định Hóa
Thanh Hóa: Phó Trưởng Công an xã Xuân Lộc bị tố cáo có quan hệ bất chính
Thương hiệu Hoàng Phát và “miếng bánh” đầu tư công
Bắc Giang: Sẽ kiểm điểm trước tập thể một công chức ở UBND xã Cao Xá
Phân chia tài sản chung của vợ chồng, mỗi tòa áp dụng một kiểu khiến đương sự bức xúc
» Gia Lai: Thâm nhập “đại công trường” khai thác gỗ quy mô lớn trong rừng cộng đồng (Kỳ 1)
» FLC Hilltop Gia Lai tạo “tiếng vang” tại Tây Nguyên sau sự kiện ra mắt hoành tráng
» Hạ tầng hoàn thiện “kích cầu” bất động sản Gia Lai
“Đại công trường” gỗ lậu trong rừng Cộng đồng
Để có những hình ảnh, thước phim đắt giá về vụ phá rừng công khai xảy ra trong rừng Cộng đồng, thuộc làng Tar, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai), chúng tôi đã phải tìm hiểu, điều tra rất lâu về phương thức hoạt động, mọi đường đi lối lại của cánh “lâm tặc”. Để vụ việc được phơi bày ra trước ánh sáng chúng tôi có thể phải trả cái giá quá đắt bằng tính mạng của mình.
Nhưng với quyết tâm đưa vụ việc ra trước ánh sáng, chúng tôi đã tiếp tục mở rộng hiện trường để có đầy đủ bằng chứng, tư liệu “kết tội” một số cán bộ tha hóa vì những đồng tiền bất chính đã bán rẻ lương tâm, đạo đức của mình mặc nhiên để “lâm tặc” ngang nhiên thảm sát rừng Cộng đồng.
Để vào được hiện trường khai thác gỗ, chúng tôi lần theo con đường do cánh lâm tặc mở, con đường dẫn lên rừng đã bị bánh xe ô tô độ chế cày nát.
Sau khoảng gần 1 giờ đi bộ, ngay sau khi vừa tiếp cận cửa rừng thì chúng tôi phát hiện một bãi tập kết gỗ, tại hiện trường có 5 phách gỗ dài khoảng 4m được xẻ theo quy cách. Đêm hôm trước, nhóm lâm tặc gồm 7 người đã vận chuyển rất nhiều hộp gỗ ra khỏi rừng.
Dọc con đường đi lên rừng, chúng tôi phát hiện hàng trăm gốc gỗ đã bị “lâm tặc” cắt hạ ngổn ngang. Toàn bộ số gỗ cắt hạ “lâm tặc” đã xẻ thành phách và vận chuyển trót lọt ra khỏi rừng. Tại hiện trường chỉ còn gốc cây, ván bìa và mùn cưa còn thơm phức. Theo nhận định, toàn bộ số gỗ này mới được “xẻ thịt” chỉ khoảng 1 tuần trở lại đây.
Lực lượng liên ngành “theo chân” phóng viên
Sau khi có đầy đủ bằng chứng về vụ phá rừng quy mô lớn và công khai tại rừng Cộng đồng, thuộc làng Tar, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, phóng viên Thương hiệu và Pháp luật điện tử đã gọi điện phản ánh với ông Nguyễn Hữu Huân- Phó Chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Gia Lai. Ngay sau đó, ông Huân đã điều động một đoàn liên ngành gồm: Đội kiểm lâm cơ động số 1, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Gia Lai), Hạt kiểm lâm huyện Mang Yang, Công an huyện Mang Yang “theo chân” chúng tôi vào rừng để kiểm tra hiện trường.
Ngay sau khi tiếp cận hiện trường mà phóng viên phát hiện trước đó, đoàn liên ngành đã quá bất ngờ vì hiện trường khai thác gỗ trong rừng Cộng đồng quá lớn. Nhiều thành viên trong đoàn nhận định, đây là vụ phá rừng hết sức nghiêm trọng và vượt mức để khởi tố hình sự.
Sau khi đo đếm số gỗ tang vật và mức độ thiệt hại trong rừng Cộng đồng, nhận thấy sự việc quá nghiêm trọng và cần khởi tố hình sự, đoàn liên ngành đã phải bàn bạc với chúng tôi để đưa Viện kiểm sát vào khám nghiệm hiện trường và khởi tố vụ án hình sự.
Vào ngày sau, đoàn liên ngành tiếp tục kiểm tra và đo đếm thêm hàng chục gốc cây vừa mới bị “lâm tặc” triệt hạ. Theo đoàn kiểm tra, các gốc cây vừa mới bị chặt hạ có thể lên đến hàng trăm gốc cây. Tuy nhiên, hầu hết số gỗ đã bị “lâm tặc” vận chuyển ra khỏi rừng.
Chiều ngày 27/12, làm việc với Phóng viên Thương hiệu và Pháp luật điện tử, ông Krung Dam Đoàn- Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang, cho biết: “Rừng Cộng đồng tại làng Tar khoảng 2.000 hecta và vụ việc phóng viên phản ánh xảy ra tại làng Tar. Trong thời gian vừa qua, dự án này triển khai và vốn là của Cộng hòa liên bang Đức. Riêng tại rừng Cộng đồng của xã Kon Chiêng, Cộng hòa liên bang Đức đã chi trả dịch vụ môi trường rừng khoảng 4,3 tỉ đồng trong 6 năm liền (từ năm 2015-2021)”.
“Khi về khảo sát rừng, người ta (nước Đức-PV) chuyển số tiền ấy vô các tài khoản được mở tên của Ban quản lý rừng Cộng đồng làng Tar. Trưởng thôn là người làm chủ tài khoản, trực tiếp rút tiền và chi khoản tiền đó”, nữ kế toán, cho hay.
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục phanh phui sự thật trong phóng sự điều tra tiếp theo: UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo "hỏa tốc" sau loạt phóng sự điều tra của Thương hiệu và Pháp luật.
Những hình ảnh đau xót bên trong đại ngàn mà Phóng viên Thương hiệu và Pháp luật ghi nhận: