18:06 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Giá gạo xuất khẩu tăng cao nhất 10 năm, đạt bình quân 517 USD/tấn

Thanh Mai (t/h) | 11:26 02/06/2023

(THPL) - Hiện nay, gạo đang là mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng trưởng cao nhất trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản với mức đạt bình quân 517 USD/tấn.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt gần 3,9 triệu tấn, tương đương 2,02 tỷ USD, tăng 40,8% về khối lượng và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức tăng trưởng mạnh nhất cùng kỳ các năm từ 2013 cho đến nay.

Trong 4 tháng đầu năm, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam đạt 1,29 triệu tấn, tương đương 647,5 triệu USD, tăng 40,6% về khối lượng và tăng 53,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất, Indonesia tăng mua gấp 26 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đạt 517 USD một tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Như vậy, giá gạo xuất khẩu liên tục tăng từ đầu năm đến nay và đạt bình quân 517 USD/tấn. Đây được coi là mức giá xuất khẩu bình quân cao nhất trong 10 năm qua.

Giá gạo xuất khẩu tăng cao nhất 10 năm, đạt bình quân 517 USD/tấn. Ảnh minh hoạ

Liên quan đến xuất khẩu gạo, ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, năm nay xuất khẩu gạo gặp thuận lợi nhất. Trong đó, sản xuất thắng lớn khi cơ cấu giống lúa có nhiều chuyển biến, năng suất cao. Nhu cầu nhập khẩu tại thị trường cũ như Philippines, Trung Quốc và Malaysia đều tăng mạnh. Cùng với đó, gạo xuất khẩu sang các thị trường mới như Indonesia, một vài quốc gia châu Phi tăng đột biến. Ngoài ra, gạo thơm Việt Nam thực hiện xúc tiến thương mại thêm tại các thị trường ngách và ngày càng có vị thế riêng đã giúp bức tranh xuất khẩu gạo "thêm rực rỡ".

Hiện Việt Nam đang có thêm nhiều cơ hội khi sản lượng gạo của Ấn Độ và Thái Lan bị ảnh hưởng vì El Nino khiến năng suất giảm. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cũng cho biết, họ nhận đơn hàng dồn dập trong nhiều tháng qua nhưng nguồn cung gạo trong nước không đáp ứng đủ.

Liên quan đến xuất khẩu gạo, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket, cho hay 5 tháng đầu năm, doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp tới 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tăng trưởng khoảng 30% so với cùng kỳ. Doanh số tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng cao. Ngoài mỳ tôm là chủ lực, người Mỹ, EU còn chuộng các sản phẩm thuộc dòng gạo.

Còn theo Công ty Xuất nhập khẩu Đại Dương Xanh (Lotus Rice), đơn vị chuyên xuất bán sang thị trường EU, năm nay đang đối diện thực tế "không mua được đủ gạo chất lượng để bán". 4 tháng đầu năm, theo Giám đốc Huỳnh Văn Khỏe, đơn hàng xuất khẩu dồn dập. "Chưa năm nào đơn hàng xuất khẩu gạo lại nhiều như năm nay. Dù giá gạo tăng cao, đối tác vẫn mua với số lượng lớn", ông Khỏe kể.

Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, năm 2022, xuất khẩu gạo Việt tăng cao nên lượng hàng tồn kho để gối đầu cho năm nay đang rất thấp. Lúa gạo nông dân thu hoạch vụ Đông Xuân đang được doanh nghiệp tiêu thụ gần hết. Do đó, hiệp hội dự báo hết năm, xuất khẩu gạo có thể chỉ đạt 6,3 - 6,5 triệu tấn, thấp hơn so với 2022. Năm nay, ngoài nguồn cung phải giữ lại để gối đầu cho vụ kế tiếp, một phần còn dùng bù đắp lượng gạo nhập khẩu dùng cho chế biến thực phẩm đang giảm mạnh. Hiện, gạo trắng Ấn Độ vẫn bị áp thuế xuất khẩu cao.

Thanh Mai (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu