09:51 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Gần 14.000 sản phẩm hỗ trợ điều trị COVID -19 vi phạm trên sàn thương mại điện tử bị yêu cầu gỡ bỏ

Thảo Nguyên (tổng hợp) | 22:29 15/03/2022

(THPL) - 13.796 sản phẩm, thiết bị hỗ trợ điều trị COVID-19, kit test, thiết bị đo SpO2,.. có dấu hiệu vi phạm trên 4.216 gian hàng thương mại điện tử đã được yêu cầu rà soát, gỡ bỏ.

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc.

Theo Bộ Công thương, sau hơn 3 năm hoạt động, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã tấn công được vào những điểm nóng, đường dây, ổ nhóm về hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được; Lực lượng QLTT đã tập trung thực hiện Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộm về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bộ Công thương cho biết, tính đến hết năm 2021, đã thực hiện kiểm tra gần 3.000 vụ việc (bao gồm hành vi vi phạm về thương mại điện tử (TMĐT) và các hành vi lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả), xử phạt trên 20 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông,… Năm 2021, Bộ Công Thương đã yêu cầu các sàn TMĐT, các website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ 7.561 gian hàng với 18.725 sản phẩm vi phạm. Đặc biệt, trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ đã có văn bản yêu cầu các sàn thương mại điện tử, các website TMĐT bán hàng rà soát và gỡ bỏ 13.796 sản phẩm, thiết bị hỗ trợ điều trị COVID-19 như Kit test, thiết bị đo SPO2,.. có dấu hiệu vi phạm trên 4.216 gian hàng.

Về giải pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trong thời gian tới, Bộ Công thương cho rằng, lực lượng QLTT tổ chức thực hiện trên toàn quốc Kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bao che, tiếp tay cho buôn lậu; Phối hợp với Bộ, ngành, chính quyền địa phương tăng cường hiệu quả công tác của ngành, đẩy mạnh sản xuất, nhất là sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức hút cạnh tranh trên thị trường.

Đối với giải pháp quản lý hoạt động TMĐT, Bộ Công Thương sẽ thực hiện một số giải pháp như: Hoàn thiện thể chế, chính sách về công tác chống hàng giả trong TMĐT; Nâng cao năng lực, kỹ năng nghiệp vụ trong hoạt động thực thi pháp luật về TMĐT; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; Đẩy mạnh giải quyết tranh chấp, khiếu nại trực tuyến...

Tại Hội nghị trực tuyến Phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe năm 2022 do Bộ Y tế chủ trì tổ chức ngày 10/3 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong thời gian qua, việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ đã được Bộ Y tế, các Bộ, ngành tăng cường kiểm soát, tuy nhiên vi phạm lĩnh vực này vẫn diễn ra phức tạp và gây bức xúc trong dư luận xã hội.

"Trước nhu cầu sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng tăng lên rõ rệt, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng về quy định quảng cáo thực phẩm chức năng, tạo sự hiểu lầm của người dân khi sử dụng các sản phẩm này. Mặc dù các lực lượng chức năng đã tích cực vào cuộc xử lý các vi phạm này nhưng tình hình vi phạm giảm không đáng kể. Theo đó, hội nghị nhằm triển khai các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo đúng quy định của pháp luật" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho hay.



Thảo Nguyên (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu