18:22 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Dự báo xuất khẩu hồ tiêu vẫn khó khăn trong nửa cuối năm 2023

17:41 05/07/2023

(THPL) - Theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, sức mua hồ tiêu và gia vị của các thị trường EU và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trầm lắng trong thời gian tới khi tình hình khủng hoảng kinh tế vẫn còn đang tiếp diễn.

Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, tháng 6/2023, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 25 nghìn tấn, trị giá 92 triệu USD, giảm 13,6% về lượng, nhưng tăng 2,0% về trị giá so với tháng 5/2023, so với tháng 6/2022 tăng 3,4% về lượng, nhưng giảm 8,2% về trị giá.

Luỹ kế 6 tháng năm 2023, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam ước đạt 156 nghìn tấn, trị giá 498 triệu USD, tăng 26,6% về lượng, nhưng giảm 11% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 6/2023, giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam ước đạt mức 3.667 USD/tấn, tăng 18,1% so với tháng 5/2023, nhưng giảm 11,3% so với tháng 6/2022. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân hồ tiêu của Việt Nam ước đạt mức 3.184 USD/tấn, giảm 29,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Dự báo xuất khẩu hồ tiêu vẫn khó khăn trong nửa cuối năm 2023. Ảnh minh hoạ

Tại thị trường trong nước, tháng 6/2023, giá hồ tiêu đen tại thị trường nội địa giảm mạnh so với cuối tháng 5/2023 do nhu cầu từ Trung Quốc giảm.

Thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, việc thu mua liên tục từ đầu năm đến nay (đạt gần 50 ngàn tấn) cho thấy có thể nguồn hàng dự trữ đã được Trung Quốc mua gần đủ nên họ chưa cần thiết mua thêm. Bên cạnh đó, việc EU đưa ra quyết định không nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản được trồng trên đất từ phá rừng cũng tác động tiêu cực lên giá hồ tiêu.

Dự báo thị trường hồ tiêu toàn cầu chịu sức ép khi sản lượng của Việt Nam dự báo tăng, trong khi giới đầu cơ có xu hướng chuyển sang thu mua cà phê.

Theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, sức mua hồ tiêu và gia vị của các thị trường EU và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trầm lắng trong thời gian tới khi tình hình khủng hoảng kinh tế vẫn còn đang tiếp diễn. Mặt khác, khách mua hàng có tâm lý chờ vụ mới từ Indonesia vào tháng 7, với hy vọng giá giảm nên giao dịch từ thị trường EU và Hoa Kỳ chưa sôi động và thị trường đang có sự giằng co giữa người mua và người bán.

Liên quan đến xuất khẩu khẩu hồ tiêu, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, hiện Việt Nam đứng thứ nhất về tỷ trọng xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu hồ tiêu, dù vậy, dư địa để phát triển và khai thác thêm cho cây hồ tiêu vẫn còn. Bởi lẽ, hiện Việt Nam đã và đang hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu. Nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, nhóm hàng nông sản trong đó nhóm hàng cây gia vị có lợi thế so sánh tuyệt đối trong thị trường gia vị toàn cầu, nguyên nhân do chúng ta có lợi thế về vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng.

Việt Nam đang giữ vai trò là nhà cung cấp tiêu số một và quế số hai thế giới. Tuy nhiên, ngành gia vị vẫn chưa có sự phát triển đồng đều khi ngoài tiêu và quế, Việt Nam vẫn còn nhiều loại gia vị khác như ớt, hồi, đậu khấu, gừng, nghệ... Bên cạnh đó, nội tại ngành vẫn còn nhiều tồn tại như: thiếu vai trò trung gian cầu nối giữa nhà nước và doanh nghiệp và thiếu vắng vai trò của Hiệp hội; thiếu nghiên cứu thị trường; thiếu kết nối giữa doanh nghiệp với nông dân, nông dân và nhà chế biến…

Vì vậy, để đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gia vị bền vững, đa gia vị chứ không chỉ dừng ở cây tiêu và quế, tạo sức mạnh tổng hợp, định vị là quốc gia cây gia vị trên thị trường thế giới, hướng đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành đạt trên 2 tỷ USD trong 3 năm tới đòi hỏi toàn bộ các thành viên trong toàn chuỗi phải đi cùng nhau và bắt buộc phải đi cùng nhau, cùng với đó là việc xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng này.

Tuấn Minh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu