23:22 ngày 22/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Kim ngạch xuất khẩu hoa hồi Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng

Minh Anh (t/h) | 14:05 15/02/2023

(THPL) - Năm 2022, xuất khẩu hoa hồi Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng, nhờ vậy đã giúp cho mặt hàng này tăng mạnh về giá trị.

Theo thống kê năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 3.513 tấn hoa hồi sang thị trường Trung Quốc, tăng tới tăng 65,6% so với năm 2021. Nhờ vậy, trong năm qua dù xuất khẩu hoa hồi sang thị trường chính là Ấn Độ giảm mạnh, chỉ đạt 5.309 tấn, giảm 30,8% so năm 2021, nhưng sản lượng hoa hồi xuất khẩu nói chung chỉ giảm 12,2% về sản lượng (đạt 12.855 tấn) với tổng giá trị kim ngạch đạt 72,9 triệu USD (tăng 36,7%).

Kim ngạch xuất khẩu hoa hồi Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng. Ảnh: Internet

Hiện Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam, chiếm 41,3% về lượng, tiếp đó là Trung Quốc, Mỹ và Hà Lan cũng là 2 thị trường xuất khẩu lớn của hoa hồi Việt Nam đạt 846 tấn và 673 tấn.

Các nước nhập khẩu hoa hồi chủ yếu để làm gia vị chế biến các món ăn. Những thị trường có nhu cầu lớn về nhập khẩu hoa hồi là Ấn Độ, Singapore, Bangladesh, các nước Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, EU..

Mặc dù đều là khu vực có tiềm năng lớn, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng chia sẻ những rủi ro họ phải đối mặt khi xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và châu Phi, nhất là rủi ro về thanh toán. Nhiều đối tác thanh toán chậm, không có khả năng thanh toán hoặc rủi ro về tỷ giá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng gặp rủi ro trong tranh chấp về hợp đồng mua bán như khối lượng, thời gian giao hàng, trọng lượng hàng hóa; tranh chấp liên quan đến chủ thể của hợp đồng do người ký kết hợp đồng không có năng lực nhập khẩu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề về văn hoá, tín ngưỡng địa phương. Đại đa số người dân tại Trung Đông và một số khu vực tại châu Phi theo đạo Hồi nên các loại thực phẩm ăn uống đều phải đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn Halal. Chứng nhận Halal được ví như giấy “thông hành” để các sản phẩm của Việt Nam tiêu thụ tại các thị trường Hồi giáo này.

Minh Anh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu