02:20 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Dự báo các kịch bản đối với giá cà phê thế giới trong năm 2024

08:07 26/03/2024

(THPL) - Căng thẳng tại Biển Đỏ, biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, dịch bệnh và tình trạng lão hóa cây cà phê đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất cà phê. Đây cũng là những yếu tố khiến giá cà phê trên thị trường toàn cầu liên tục tăng mạnh trong thời gian qua.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch ngày 25/3, giá cà phê Robusta trên sàn London ở mức giảm từ 23 - 27 USD/tấn so với phiên giao dịch trước, dao động từ 3.118 - 3.358 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 3.358 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 3.264 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 3.190 USD/tấn và kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 3.118 USD/tấn.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 25/3/2024 cùng xu hướng giảm. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 184,85 cent/lb; kỳ giao hàng tháng 7/2024 là 184,00 cent/lb; kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 183,55 cent/lb và kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 183,15 cent/lb.

Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 25/3/2024 cũng đảo chiều giảm, dao động từ 222,50 - 227,30 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 227,30 USD/tấn; kỳ giao hàng tháng 7/2024 227,95 USD/tấn; kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 224,15 USD/tấn và giao hàng tháng 12/2024 là 222,50 USD/tấn.

Liên quan đến giá cà phê, theo một số chuyên gia, hiện các quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu chuyển đổi nguồn nhập khẩu Robusta từ châu Á sang các nước Nam Mỹ chưa được xác thực. Tuy nhiên, theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) sẽ có 3 kịch bản chuyển đổi nguồn cung cà phê có thể xảy ra và diễn biến giá kèm theo.

Dự báo các kịch bản đối với giá cà phê thế giới trong năm 2024. Ảnh minh hoạ

Kịch bản thứ nhất, Brazil và Uganda đẩy mạnh xuất khẩu để bù đắp hoàn toàn thiếu hụt nguồn cung từ châu Á. Trong bối cảnh này, giá Robusta sẽ dần quay về thời điểm trước khi xung đột xảy ra. Tuy nhiên, MXV nhận định kịch bản này khó xảy ra ở thời điểm hiện tại. Bởi vì, trên thực tế nguồn cung Robusta tại các nước châu Á đã cao hơn hẳn so khu vực Nam Mỹ. Theo USDA, hai quốc gia đại diện cho xuất khẩu mặt hàng này tại châu Á là Việt Nam và Indonesia đã chiếm đến 47,25% tổng lượng toàn cầu, cao hơn mức 36,77% của Brazil và Uganda.

Hơn thế, giai đoạn đầu năm 2024 vốn là thời điểm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong khi đó, Brazil đã ồ ạt xuất khẩu Robusta với 4,18 triệu bao trong nửa cuối 2023, tăng 2,7 lần so cùng kỳ 2022, làm hạn chế lượng cà phê có thể cung ứng ra thị trường đầu năm 2024. Hơn thế, sản lượng Robusta trong năm 2023 của Brazil được ước tính giảm 11,2% so năm trước.

Kịch bản thứ hai, xuất phát từ thực tế dư lượng xuất khẩu cà phê của Brazil ở mức thấp. Brazil và Uganda sẽ tận dụng mức giá cao và vấn đề nguồn cung ách tắc từ châu Á để đẩy mạnh xuất khẩu. Dù vậy, lượng cà phê này chưa đủ để bù đắp hoàn toàn sự thâm hụt từ châu Á. Do đó, tình trạng thiếu hụt nguồn cung cục bộ vẫn tồn tại và giá Robusta sẽ tiếp tục neo ở vùng giá cao trong vòng 16-30 năm.

Kịch bản thứ ba, các quốc gia Nam Mỹ không thể đẩy mạnh xuất khẩu Robusta. Trường hợp này có thể xảy ra do dư lượng xuất khẩu giai đoạn này của Brazil còn quá ít và họ ưu tiên bảo đảm sự ổn định trong hoạt động cung ứng. Như vậy, tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại các nước tiêu thụ sẽ tiếp diễn, thậm chí căng thẳng hơn khi tồn kho tại các thị trường này đang quay về mức thấp, đe dọa khả năng đáp ứng tiêu thụ trong tương lai. Với kịch bản này, giá cà phê sẽ tiếp tục tạo thêm nhiều mức kỷ lục mới.

Cũng theo MXV, dù ở kịch bản nào thì giá cà phê vẫn ở mức cao cho đến hết quý I/2024, thậm chí là quý II/2024.

Trước đó, nhận định về khả năng chuyển dịch cơ cấu cung ứng cà phê thế giới, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: “Căng thẳng Biển Đỏ khiến nguồn cung cà phê bị gián đoạn cục bộ, lẽ tất yếu các quốc gia nhập khẩu phải tìm kiếm nguồn cung thay thế. Điều này đặt thị trường cà phê toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng vào bối cảnh mới”.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời gian thị trường có nhiều biến động như hiện nay, nhà đầu tư và người nông dân nên theo dõi sát sao biến động của thị trường cà phê để đưa ra quyết định đầu tư và sản xuất phù hợp. Áp dụng chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, cũng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia về thị trường cà phê là một cách hữu ích để có thêm thông tin và dự báo chính xác hơn.

Tại thị trường trong nước, giá cà phê hôm nay 25/3 tiếp tục đạt đỉnh giá ở mức 95,200 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 95.200 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 95.300 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum ở mức giá khá cao với 95.200 đồng/kg; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê được thu mua với giá cao nhất 95.300 đồng/kg. Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 94.700 đồng/kg.

Tú Linh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu