Dự án King Sea Phan Thiết: Gần 20 năm được phê duyệt, chỉ là khu đất trống đầy cỏ hoang
(THPL) - Trước thực trạng hàng loạt dự án bỏ hoang, lãng phí nguồn tài nguyên đất, vi phạm nghiêm trọng Luật Đất đai tại tỉnh Bình Thuận, Tổng cục Quản lý đất đai đã có cuộc kiểm tra về công tác quản lý, sử dụng đất đối với các dự án không đưa đất vào sử dụng và chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh.
Tin liên quan
- Thanh Hóa: Phó Trưởng Công an xã Xuân Lộc bị xử lý kỷ luật cảnh cáo do có quan hệ bất chính
Thái Nguyên: Cần xử lý nghiêm trạm trộn bê tông không phép ở Định Hóa
Thanh Hóa: Phó Trưởng Công an xã Xuân Lộc bị tố cáo có quan hệ bất chính
Thương hiệu Hoàng Phát và “miếng bánh” đầu tư công
Bắc Giang: Sẽ kiểm điểm trước tập thể một công chức ở UBND xã Cao Xá
» Dự án “kép” tại huyện Đăk Glei (Kon Tum): Người dân nói gì?
» Sẽ thanh tra nhiều dự án bất động sản tại Đồng Nai
» Gia Lai: Chủ đầu tư dự án trang trại chăn nuôi Hòa Phát Năm ngang nhiên khai thác đất trái phép
Đề nghị thu hồi nhiều dự án vi phạm Luật Đất đai
Dựa trên kết quả kiểm tra của Tổng cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận đã có Công văn số 4241 ngày 11/10/2022 về việc công khai 43 dự án bất động sản vi phạm trên địa bàn với tổng diện tích gần 645ha.
Trong đó, nổi cộm nhất là Dự án Khu du lịch biệt thự cao cấp King Sea Phan Thiết, được tỉnh Bình Thuận chấp chủ chương đầu tư cho Công ty TNHH Đại Thanh Quang, sau gần 20 năm qua đến nay dự án này vẫn là bãi đất trống, đầy cỏ hoang.
Theo tìm hiểu của PV, Dự án King Sea Phan Thiết được chấp thuận chủ chương đầu tư từ năm 2005, đến năm 2010 được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 86 ha.
Đến ngày 6/3/2018, UBND tỉnh Bình Thuận lại cấp Quyết định đầu tư mới cho Công ty TNHH Đại Thanh Quang chỉ còn 55,4ha. Tuy nhiên trải qua, nhiều lần cấp đổi, nhưng đến nay dự án vẫn chưa thể triển khai.
Cụ thể, dự án King Sea Phan Thiết được tỉnh Bình Thuận cho thuê 49,3 ha đất, trả tiền hàng năm tại Quyết định số 672/QĐ-UBBT ngày 24/3/2005. Số diện tích đất còn lại bao gồm đất sông suối, đất hồ và một phần đất rừng phòng hộ với diện tích 12.198m2 cùng với rất nhiều diện tích đất của dân chồng lấn trong dự án mà chưa được thương lượng, đền bù theo giá thị trường.
Theo chủ trương của UBND tỉnh, Công ty Đại Thanh Quang phải triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động khách sạn, căn hộ du lịch cao tầng vào năm 2018. Đến năm 2019 đưa vào hoạt động khối biệt thự liên kết, biệt thực độc lập… và năm 2021 phải hoàn thành đưa toàn bộ dự án vào hoạt động kinh doanh.
Đến năm 2019, dự án này chỉ là cây keo lá tràm, một vài công trình xây dựng phần thô, tuy nhiên, tỉnh Bình Thuận lại “ưu ái” ra hạn cho dự án King Sea Phan Thiết thêm 24 tháng nữa đến ngày 4/3/2021, nhưng đến nay dự án vẫn là bãi đất trống hoang tàn, không một bóng người, gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong khu vực.
Đáng nói, dù dự án được chấp thuận đầu tư từ những năm 2005 nhưng đến nay công ty Đại Thanh Quang vẫn chưa thoả thuận đền bù cho nhiều hộ dân ở đây. Vì vậy những hộ dân này phải sống chật vật trong những căn nhà chật hẹp, hư hỏng, con đường đi vào khu vực này là đường đất cát, người dân di chuyển khó khăn nhất là trong mùa mưa bão.
Qua tìm hiểu thực tế của PV, dự án này đang bị nhiều tổ chức, cá nhân tố cáo hành vi làm giả hồ sơ, giấy tờ để lấn chiếm đất của dân không đền bù. Trong đó, có Công ty cổ phần TV ĐT TM DV địa ốc Thái Dương đề nghị không cho phép Công ty Đại Thanh Quang thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đang tranh chấp là dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng King Sea Phan Thiết và toàn bộ tài sản trên đất. Bên cạnh đó, cá nhân ông Nguyễn Hồng Chương đại diện pháp luật Công ty TNHH Đại Thanh Quang liên tục bị bà Nguyễn Thị Trúc Vân (HKTT tại TP Hồ Chí Minh, nguyên phó giám đốc Công ty Đại Thanh Quang), ông Hồ Duy Đấu, nguyên phó giám đốc Công ty Đại Thanh Quang và ông Nguyễn Văn Thảo (Trú tại TP Phan Thiết) tố cáo lừa đảo, cố ý làm giả hồ sơ, giấy tờ, chiếm đoạt tài sản. Hơn nữa, dự án cũng có nhiều khuất tất trong việc chuyển nhượng, mua bán, tranh chấp với những hộ dân dẫn đến tình trạng gây mất an ninh trật tự kéo dài.
Mỏi mòn chờ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân kêu cứu
Theo phản ánh của 30 hộ dân tại xóm 5, thôn Tiến Bình, xã Tiến Thành, đã gần 20 năm, kể từ khi dự án King Sea Phan Thiết được phê duyệt, đến nay dự án chưa hề có dấu hiệu triển khai. Dự án còn chồng lấn rất nhiều diện tích đất của các hộ dân đang sử dụng hợp pháp từ nhiều năm qua nhưng Công ty Đại Thanh Quang không đo vẽ, khao sát, thương lượng, bồi thường cho dân dẫn đến tình trạng tranh chấp kéo dài.
Điển hình như hộ gia đình ông Đỗ Ngọc Anh và 30 hộ dân khác đã xây nhà ở trên đất ổn định gần 40 năm qua. Chia sẻ với PV, ông Đỗ Ngọc Anh (sinh năm 1940) cho biết:
Từ năm 1975 sau giải phóng đến năm 1980, người dân chúng tôi tới đây ở để tăng gia sản xuất, làm ăn sinh sống. Gia đình tôi và một số hộ dân ở ổn định đến khoảng thời gian năm 2001 thì có ông thôn trưởng tới tập trung của dân địa phương này lại rồi nói, bữa nay bữa nay có Công ty du lịch của Đại Thành Quang tới triển khai dự án. Chúng tôi là người dân làm ăn lao động, không biết dự án hay công ty nào. Bởi đã gần 20 năm qua, chúng tôi chưa bao giờ thấy người của Công ty Đại Thanh Quang cũng như chưa thấy dự án này triển khai bất cứ hạng mục gì.
Người dân chúng tôi rất khổ, vì đất đai nhà cửa nằm trong quy hoạch dự án nên toàn bộ ba chục hộ dân ở đây đều không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), nhà cửa hỏng hóc không được sửa sang. Chúng tôi cứ mỏi mòn chờ từ năm này qua năm khác mà không biết kêu ai.
Còn ông Phạm Văn Tòng (trú tại tổ 5 thôn Tiến Bình) cũng rất bức xúc, chia sẻ: Tôi năm nay 47 tuổi, cha mẹ tôi ở đây, sinh ra tôi ở hồi đó cho đến giờ chúng tôi ở ổn định tại đất này. Cái dự án của Đại Thành Quang này đã nghe nói từ hai chục năm nay mà cũng không có làm gì cho chúng tôi hết. Dân chúng tôi không có có cái sổ đỏ, cũng không cho cất nhà cất cửa gì. Người dân rất mong chính quyền vào cuộc để cho nhân dân chúng tôi có cái GCNQSDĐ. Để chúng tôi có quyền chứ chúng tôi không quyền gì hết.
Ông Châu Sáu (sinh năm 1966, trú tại Tổ 5) cũng cho biết, đã nhiều năm nay người dân mong chờ cơ quan chức năng có có biện pháp giải quyết, để tháo gỡ những khó khăn cho dân về chỗ ăn ở, đường đi lối lại. Theo ông Sáu, con đường hiện đang đi là do bà con bỏ công sức đổ đất, cát để đi tạm chứ không phải là đường của xã hay là nhà nước làm. “Từ khi dự án qui hoạch treo kéo dài khiến gia đình ông và những hộ dân ở đây gặp nhiều khó khăn, khổ cực. Nhà cửa hư hỏng không được sửa chữa, trồng cây cũng bị nhắc nhở. Đất không có sổ, không giao dịch, buôn bán gì được, dân tình kêu cứu khổ sở, nhưng chẳng ai giải quyết”, ông Châu Sáu chia sẻ.
Còn ông Nguyễn Văn Thảo, bà Nguyễn Thị Trúc Vân, ông Hồ Duy Đấu thì đã gửi đơn lên các cơ quan chức năng tố cáo ông Nguyễn Hồng Chương, người đại diện pháp luật Công ty Đại Thanh Quang đã làm giả giấy tờ, tài liệu, cung cấp các tài liệu phản ánh không đúng sự thật về nguồn gốc đất, lập khống danh sách các hộ dân được đền bù, làm giả hồ sơ mua bán đất… để có thể xin chấp thuận đầu tư từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, sau khi được chấp thuận chủ trương, công ty này liền lập khống danh sách đền bù đối với những hộ dân có trong dự án.
Theo trình bày của ông Thảo, kể từ khi công ty Đại Thanh Quang lập dự án đến nay, gần 20 năm, gia đình bà Huệ, ông Thảo cùng một số hộ dân tại đây vẫn chưa nhận được tiền đền bù. Đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn bỏ hoang, chưa hề có dấu hiệu triển khai.
Tuy nhiên, việc kêu cứu của ông Thảo và hàng chục hộ dân tại đây dần bị chìm vào quên lãng và công ty Đại Thanh Quang ngang nhiên chiếm đất còn “la làng” tố cáo ngược ông Thảo chiếm đất dự án.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch UBND xã Tiến Thành cho biết: Hiện dự án này đang rất phức tạp, xã không có quyền phát ngôn khi chưa có sự chỉ đạo của trên.
Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận vào cuộc làm rõ, đồng thời kiên quyết thu hồi những dự án không đủ năng lực triển khai theo đúng qui định pháp luật.
Linh Ngọc - Hoàng Thơ
Tin khác
-
Nhạc kịch 'Lửa từ Đất': Khắc họa hành trình cách mạng của Bí thư Hà Nội đầu tiên
-
Giải pháp nào để ngành chè Việt phát triển xứng tầm giá trị?
-
Phú Thọ: Thực hiện đợt cao điểm kiểm tra thị trường trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ
-
Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa
-
Thời tiết dịp Tết Nguyên đán 2025: Miền Bắc mưa rét, miền Nam se lạnh
-
Kim ngạch xuất khẩu điều Việt Nam vượt mốc 4,3 tỷ USD trong năm 2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà chúc Tết các gia đình chính sách tại Thanh Hóa
(TH&PL) - Trong không khí cả nước mừng Đảng, mừng Xuân, hân hoan đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, sáng 26/1 (tức 27 Tết), Thủ tướng Chính...26/01/2025 14:40:00Bắt 7 đối tượng bảo kê bán đào Tết
(THPL) – Trưa ngày 26/01/2025, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Công an các huyện: Quảng Xương, Triệu Sơn đấu...26/01/2025 20:28:40Ngân hàng không nghỉ Tết
(THPL) - Nhờ ứng dụng số hóa, nhiều ngân hàng đã hoạt động xuyên Lễ, Tết, không để gián đoạn dịch vụ. Trong đó, Ngân hàng số và các...26/01/2025 20:07:36Vinamilk tặng hàng nghìn phần quà tết cho trẻ em, công nhân trước thềm năm mới Ất Tỵ
(THPL) - Những ngày cận Tết Ất Tỵ 2025, Vinamilk dành tặng hơn 71.000 sản phẩm dinh dưỡng cùng nhiều quà tặng cho hàng nghìn trẻ em có hoàn...26/01/2025 20:08:21
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
- Mở bán chung cư viha leciva giá ưu đãi
- Dự án Imperia Sola Park Tây Mỗ
- dự án mt eastmark city
- Mở bán Dự án Eco Sài Gòn
- Đồng hồ nước điện tử woteck