Doanh nghiệp Việt cần lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng thực vật sang Trung Quốc
(THPL) - Mới đây, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có thông báo về điều chỉnh cách đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc đối với một số mặt hàng thực vật.
Tin liên quan
- Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá dịp Tết 2025
Sôi động thị trường hoa tươi, quà tặng dịp 20/11
Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2024
Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu
» Cần Thơ xuất khẩu lô sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc
» Đà Nẵng có sản phẩm OCOP đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
» Tỉnh Hòa Bình xuất khẩu lô mía tươi đầu tiên sang thị trường Mỹ
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; Ban Quản lý an toàn thực phẩm; các Hiệp hội: Lương thực, tiêu, điều, cà phê, rau quả; doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc về việc điều chỉnh đăng ký xuất khẩu một số mặt hàng thực vật vào Trung Quốc.
Văn bản nêu rõ, căn cứ Công hàm ngày 27/10/2022 của Vụ Kiểm dịch động, thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Công thư số 008 ngày 2/3/2023 của Phòng Kinh tế Thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Công điện ngày 8/3/2023 của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật thông báo điều chỉnh một số nội dung của Công văn số 953 ngày 13/4/2022 hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc theo Lệnh số 248 quy định quản lý đăng ký và doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm nhập khẩu vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Lệnh 248).
Theo đó, các mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc thực vật quy định tại mục 1.1 của công văn số 953 tiếp tục đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc trên Hệ thống đăng ký trực tuyến https://cifer.singlewindow.cn của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (gọi tắt là CIFER).
Tuy nhiên, các mặt hàng rau tươi, gia vị có nguồn gốc thực vật (không nghiền, không xay), đậu khô, ngũ cốc thực phẩm (trừ gạo), hạt có dầu, hạt cà phê chưa qua chế biến, ca cao chưa qua chế biến sẽ không thực hiện trên CIFER. Theo đó, các mặt hàng vừa nêu sẽ đăng ký theo cách nộp hồ sơ gồm các giấy tờ theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả đăng ký về mã số xuất khẩu được công bố trên trang thông tin điện tử Vụ Kiểm dịch động, thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc là http://dzs.customs.gov.cn”.
Với các doanh nghiệp đã có mã số xuất khẩu (theo hình thức đăng ký nhanh trước 31/12/2021) có trách nhiệm cung cấp và cập nhật thông tin hồ sơ theo yêu cầu tại mục (5) của Công hàm 353 ngày 27/9/2021 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc trước ngày 1/7/2023.
Cục Bảo vệ thực vật cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định của Lệnh 248, các hướng dẫn tại các công văn trên để thực hiện bổ sung thông tin, đảm bảo duy trì mã số xuất khẩu đã được cấp, tránh trường hợp không bổ sung thông tin Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ hủy mã và tạm thời dừng xuất khẩu đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc cần tham vấn kỹ các quy định của Trung Quốc, đọc kỹ và cập nhật các hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành tại các công văn trên để thực hiện.
Hiện nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông sản rất quan trọng của Việt Nam. Đây cũng là thị trường lớn thứ hai trong xuất khẩu nông sản của nước ta. Trong đó, đối với mặt hàng rau quả, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng 45,38%; vải thiều, chiếm tỷ trọng trong 90% lượng xuất khẩu ra nước ngoài; thanh long chiếm tỷ trọng hơn 80% lượng xuất khẩu ra nước ngoài. Sắn và các sản phẩm từ sắn, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với tỷ trọng 91,47%. Mặt hàng cao su với tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất với 71,91%; với thủy sản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Mỹ, Nhật Bản).
Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, hiện nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất, nhập khẩu. Trong đó, có Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật giữa Việt Nam và Trung Quốc; Thỏa thuận hợp tác đảm bảo an toàn thực phẩm nông sản, thực phẩm xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc (ký năm 2013);…Cùng với đó là các Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch gạo xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc (ký tháng 5/2016); Nghị định thư kiểm dịch khoai lang xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc (2022); Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc (ký 2022); Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch quả chuối xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc (ký 2022);…
Những số liệu trên cho thấy, Trung Quốc là thị trường rất quan trọng đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, đây không còn là thị trường dễ tính mà ngày càng được thắt chặt hơn với nhiều quy định nghiêm ngặt. Do đó, việc đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường này cũng chính là việc đang nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Đây cũng chính là bước đi để từng bước đưa nông sản của Việt Nam tiếp tục vươn tầm thế giới, không chỉ tại Trung Quốc mà xa hơn là nhiều thị trường khó tính khác, qua đó, từng bước tăng doanh thu cho doanh nghiệp, thu nhập cho người nông dân và còn gia tăng thương hiệu, uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuấn Linh (t/h)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt