09:30 ngày 27/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Doanh nghiệp Việt cần lưu ý khi xuất khẩu chuối tươi sang Nhật Bản

Phương Linh (t/h) | 19:22 02/03/2023

(THPL) - Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Để tận dụng cơ hội xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp Việt cần thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để kiểm soát chặt chẽ chất lượng, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc...

Ông Tạ Đức Minh - Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, một số hệ thống siêu thị tại Nhật Bản đã có kế hoạch tăng nhập khẩu chuối Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tập trung nhập khẩu giống chuối Fohla được bón phân bò trong mô hình VAC khép kín và chuối có chứng nhận hữu cơ.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, năm 2022, chuối Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản chỉ đạt hơn 7 triệu USD, chiếm chưa đầy 1% thị phần nhập khẩu chuối của Nhật Bản. Xuất khẩu trái chuối vào Nhật Bản còn ở mức khiêm tốn, do đó, còn nhiều cơ hội để gia tăng thị phần tại thị trường này trong những năm tới. Tuy nhiên, theo ông Tạ Đức Minh, để giữ được thị trường lâu dài, bền vững là việc không đơn giản.

Doanh nghiệp Việt cần lưu ý khi xuất khẩu chuối và rau quả tươi sang Nhật Bản. Ảnh minh hoạ

Nhật Bản là quốc gia có tiêu chuẩn cao đối với chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm nên các doanh nghiệp chuối trước hết cần phải đảm bảo sự ổn định về giá bán và sản lượng cung ứng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu chuối cần thực hiện liên kết đồng bộ từ khâu trồng trọt, xử lý, bảo quản, vận chuyển và xuất khẩu để kiểm soát chặt chẽ chất lượng, các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc...

Khi thực hiện xuất khẩu sang Nhật Bản, doanh nghiệp Việt cần tận dụng các cam kết cắt giảm thuế trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên như: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…

Hiện nay, có nhiều kênh hỗ trợ của Việt Nam và Nhật Bản mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng như: Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, các Thương vụ Việt Nam, các Sở Công Thương (Bộ Công Thương); các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại của nước ngoài…Doanh nghiệp cũng có thể tìm thông tin, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế nhằm giới thiệu hàng hóa, sản phẩm với các khách hàng nước ngoài. 

Để giữ vững thị trường cho trái chuối tươi, ông Lê Viết Bình Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng Cơ quan đại diện phía Nam Bộ NN&PTNN cho biết, các đơn vị chuyên môn luôn đồng hành cùng các sở NN&PTNN trong việc hướng dẫn, giám sát người trồng, vùng trồng, cơ sở đóng gói xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt... Ông Bình cũng đề nghị các sở NN&PTNN chú trọng công tác hướng dẫn, đào tạo, tuyên truyền người trồng chuối thực hiện theo quy định tại Nghị định thư, đảm bảo xuất khẩu chuối ổn định, hướng dẫn người nông dân trồng chuối áp dụng thực hành nông nghiệp tốt.

Phương Linh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu