CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thuận cùng liên danh thực hiện nhiều công trình sử dụng vốn WB8
(THPL) - Với doanh thu bình quân 03 năm (2019, 2020, 2021) đạt hơn 71 tỷ đồng, CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thuận (trụ sở tại P.Mộ Lao, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội, do ông Trần Xuân Thắng là người đại diện theo phép luật) đã được lựa chọn thực hiện nhiều công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới.
Tin liên quan
- Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
» Kon Tum: Bất cập tại các dự án thủy lợi phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
» Các đại biểu Quốc hội thảo luận về phát triển các dự án thủy điện
» Lào Cai: Bổ sung xây dựng 2 dự án thủy điện trên sông Hồng
Ngân hàng thế giới (WB) đã cho Chính phủ vay tiền để thực hiện Dự án “Sửa chữa và Nâng cao An toàn đập Việt Nam” nhằm hỗ trợ thực hiện Đề án “Bảo đảm an toàn hồ chứa thông qua khôi phục và nâng cấp các đập ưu tiên, tăng cường năng lực quản lý và hoạt động an toàn đập để bảo vệ các cộng đồng hạ lưu và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội”. Theo kế hoạch, Dự án được thực hiện tại 34 tỉnh bao gồm: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây Ninh.
Đã có nhiều doanh nghiệp tham gia thi công xây dựng với nhiều hạng mục khác nhau, trong đó có thể kể đến như CTCP Thủy lợi I, TCTCP Xây dựng nông nghiệp Việt Nam - CTCP, CTCP Xây dựng và Phát triển nông thôn 10. Đặc biệt là sự góp mặt của CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thuận.
Mặc dù có doanh thu 03 năm gần nhất chỉ đạt 71 tỷ đồng (năm 2018, 2019, 2020 đạt 57 tỷ đồng) - khá khiêm tốn so với doanh nghiệp cùng ngành, song CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thuận lại được nhắc đến khá nhiều. Điển hình như việc thực hiện công trình “Xây lắp, thiết bị, bảo hiểm hạng mục công trình hồ Bảo Linh” tại tỉnh Thái Nguyên với giá 18,2 đồng; Hoặc, ở vai trò liên danh, CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thuận - Công ty TNHH xây dựng An Nguyên được giao hợp đồng thực hiện công trình “Sửa chữa hồ Suối Lớn” tại Ninh Thuận với giá 10,5 tỷ đồng;
Chưa hết, vẫn là vốn WB8, Liên danh CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thuận – CTCP Đầu tư xây dựng Đại An - Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Nam Thắng được trao hợp đồng thực hiện “Sữa chữa và nâng cấp an toàn cho 08 hồ chứa nước gồm Trung Long, Ao Búc, Khe Thuyền, Hoàng Khai, Hải Mô, Cây Gạo, Minh Cầm, Cây Dâu” tại Tuyên Quang với giá 28,7 tỷ đồng; Và, Liên danh của CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thuận còn được trao hợp đồng thực hiện “Sửa chữa và nâng cao an toàn cho 06 hồ chứa gồm Đá Bạc, Cẩm Hang, Hộc Tám, Tà Mon, Tân Lập và Trà Tân” tại Bình Thuận với giá 109,1 tỷ đồng; Công trình “Nâng cấp đảm bảo an toàn 8 hồ chứa nước gồm Hố Trầu, Thái Xuân, Đá Vách, Thắng Lợi, Cao Ngạn, Hố Giang, Hương Mao, Hố Chình” tại tỉnh Quảng Nam với giá 26,0 tỷ đồng; thực hiện “Xây dựng và bảo hiểm cho toàn bộ công trình, bao gồm các hồ: Đồng Khôn, Hòn Dinh, Đồng Tròn, Phú Xuân, Hóc Răm và Giếng Tiên” tại Phú Yên với giá 94,8 tỷ đồng;
Để chứng minh năng lực, kinh nghiệm của mình tại các công trình nêu trên, CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thuận đã cung cấp các hợp đồng tương tự là: Hợp đồng số 18/2020/HĐ-TCXD ngày 09/12/2020 “Xây dựng cụm công trình thủy lợi huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Lương Sơn và Yên Thủy” với phần thi công là 14,35 tỷ đồng được ký với BQLDA Xây dựng và Tu bổ các công trình NN&PTNT Hòa Bình; Hợp đồng số 61/2020/C1- TQ-TDA2-W1/L1 ngày 18/08/2020 “Xây dựng Hồ Trung Long, hồ Ao Búc với BQL ĐTXD các công trình NN&PTNT Tuyên Quang; Hợp đồng số 02/2019/HĐ-XD ngày 23/12/2019 giữa BQL ĐTXD các công trình NN&PTNT Ninh Thuận về việc thi công xây lắp và bảo hiểm công trình các hồ CK7, sông Sắt,...
Ngoài ra, CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thuận cũng là cái tên được nhắc đến tại công trình xây dựng các kênh cấp 2 thuộc hệ thống kênh N22 (WB7) tại Quảng Nam với giá 15,0 tỷ đồng; Xây dựng Kè chống sạt lở bờ Bắc sông Cây Bứa, Kè bờ Nam sông Vệ - xã Đức Thắng và Kè bờ Bắc sông Vệ - xã Nghĩa Hiệp (DATP3) tại Quãng Ngãi với giá 31,2 tỷ đồng; Xây dựng kè chống sạt lở bờ Sông Dinh khu vực xã Phước Sơn tại Ninh Thuận với giá 30,5 tỷ đồng; Xây dựng cụm công trình thủy lợi huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Lương Sơn và Yên Thủy tỉnh Hòa Bình với giá 88,1 tỷ đồng….
Cụ thể từng nội dung đánh giá hồ sơ năng lực, kinh nghiệm liên quan đến việc lựa chọn CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thuận sẽ được phản ánh ở bài sau. Còn trở lại với Dự án “Sửa chữa và Nâng cao An toàn đập Việt Nam”, Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT (MARD) là đơn vị đại diện chịu trách nhiệm về toàn bộ dự án. Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi (CPO) thay mặt MARD để điều hành và quản lý dự án. CPO thành lập Ban Quản lý Dự án Trung ương (CPMU) nhằm đảm nhận công tác quản lý, hỗ trợ và điều phối việc thực hiện dự án giữa WB, các tỉnh tham gia dự án và các đơn vị chức năng của MARD. Các UBND tỉnh tham gia dự án sẽ chịu trách nhiệm thực hiện dự án trên địa bàn của tỉnh mình. Các Ban Quản lý dự án cấp tỉnh (PPMU) được UBND tỉnh thành lập và chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các công tác đấu thầu, giám sát xây dựng, thực hiện các chính sách an toàn của dự án.
NHỊ LONG
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt