Các đại biểu Quốc hội thảo luận về phát triển các dự án thủy điện
(THPL) - Ngày 5/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 3 và thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.
Tin liên quan
Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam khai trương văn phòng đại diện tại Đà Nẵng
Công an tỉnh Nghệ An có tân Giám đốc mới
Lật xe giường nằm trên quốc lộ 14, 31 người bị thương
Gia Lai: Doanh nghiệp ồ ạt thi công điện gió khi chưa hoàn thành thủ tục pháp lý
Giỗ Tổ Hùng Vương: Hội tụ tinh thần yêu nước, khơi nguồn sức mạnh dân tộc
» Các đại biểu Quốc hội thảo luận về sai sót trong SGK Tiếng Việt lớp 1
» Chính thức bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội với ông Phạm Phú Quốc
» Phú Thọ: Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến hành phiên trù bị
Trước đó, trong phiên làm việc chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã giải trình việc việc phát triển thủy điện. Trong đó, về việc thủy điện ảnh hưởng như thế nào đến lũ bão, ngập lụt, sạt lở, thậm chí là động đất, Bộ trưởng cho biết đã 2 lần tham gia cùng đoàn công tác tại Quảng Bình, Quảng Trị và đợt công tác mới đây tại Quảng Nam, Quảng Ngãi. Qua khảo sát thực tế và đánh giá của cơ quan chuyên môn, phải khẳng định sạt lở đất gắn chặt với yếu tố thời tiết. Lượng mưa ở một số tỉnh miền Trung rất lớn, thời gian lưu bão của cơn bão số 9 lại kéo dài, đã tác động đến cấu tạo địa chất, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương và gây ra sụt lở nghiêm trọng...
Cũng theo Bộ trưởng, những dự án thủy điện quá 10 ha đất rừng/1 MW điện sẽ không được duyệt.
Tạp chí Doanh nhân VN đưa tin, liên quan đến vấn đề trên, trong phiên họp ngày 5/11, Đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tiếp tục có báo cáo bổ sung sau phiên thảo luận về vấn đề thủy điện và cấc vấn đề liên quan với môi trường.
Theo đại biểu Trần Tuấn Anh, như đã báo cáo, chúng ta có những quy trình về pháp luật, pháp lý rất quan trọng và bài bản để quản lý các dự án đầu tư để đảm bảo hiệu quả của các dự án. Cụ thể, theo Luật đầu tư, chúng ta có báo cáo về kinh tế kỹ thuật và báo cáo đánh giá tác động môi trường. "Đây là những nhân tố cơ bản để giúp cấp có thẩm quyền đánh giá, xem dự án đó, cái nào là chủ đạo, có hiệu quả hay không, tác động tiêu cực còn có những gì", Bộ trưởng Công Thương nói. Không chỉ dừng ở đó, các dự án này phải thỏa mãn các điều kiện để hạn chế bớt tiêu cực, khai thác tốt những ưu thế cũng như lợi ích.
.jpg)
Về các vấn đề về quản lý đất, đặc biệt là sử dụng đất rừng tự nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Công thương, trên thực tế, đối với các dự án thủy điện, có rất nhiều khâu quan trọng, đầu tiên là phải bổ sung quy hoạch. Khâu bổ sung quy hoạch xuất phát từ địa phương, địa phương phải căn cứ theo các Thông tư hướng dẫn. Ông Trần Tuấn Anh phát biểu: "Như Thông tư 43 của Bộ Công thương hướng dẫn về việc xem xét các dự án thủy điện để bổ sung quy hoạch, trong đó có nêu rõ tiêu chí để sử dụng đất là như thế nào; nếu vượt quá 10 ha đất cho 1 MW thì không được xem xét". Việc sử dụng đất rừng tự nhiên đã có hướng dẫn cụ thể thì không được xem xét.
Cũng theo ông Trần Tuấn Anh, với những thủy điện nhỏ đã hết khấu hao, hết vòng đời của dự án, căn cứ Điều 118 và 127 bộ Luật Xây dựng cũng như điều khoản Nghị định 46 liên quan đến Luật Điện lực, các dự án này phải thực hiện các yêu cầu của luật định, trong đó có báo cáo về chất lượng hồ, đập, các hướng sử dụng hoặc phải tháo dỡ, trong đó có yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm tháo dỡ và có phương án báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Tranh luận về vấn đề thủy điện, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (đoàn Bình Dương) cho rằng ở đâu có nhiều nhà máy thủy điện thì ở đó có lũ ống, lũ quét, sạt lở, ngập lụt. Ví von “tức nước vỡ bờ”, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng khẳng định: "Chúng ta làm nhiều đập thủy điện, có đập thủy điện này không vỡ, thì lại vỡ ở các chỗ khác. Bởi nước dâng cao thì phải tìm đường thoát, như vậy sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng".
Theo báo Giao thông, đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) thì cho rằng, nói về câu chuyện thủy điện thì cần bàn câu chuyện của 40 đến 50 năm sau chứ không phải câu chuyện của hôm nay. Nếu không nhìn trước được, thì chúng ta sẽ để lại di họa cho con cháu mai sau.
Cũng liên quan đến vấn đề thủy điện, tại một góc nhìn khác, trong phát biểu của mình, theo đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), nói về thủy điện và sự tàn phá của nó trong đợt mưa lũ vừa rồi thì chúng ta cần xem xét ở khía cạnh lịch sử.
Theo ông Vân, khi xây dựng thủy điện Sông Đà thì mục tiêu ban đầu là trị thủy.
"Con sông Đà hung dữ, bao nhiêu đời cha ông ta hứng chịu. Nhiều chuyên gia Liên Xô sang xây dựng, lúc đầu là trị thuỷ, sau đó mục tiêu mới là phát điện. Chính vì việc điều tiết lũ cho nên Hà Nội tránh được những trận lụt lịch sử.
Hãy nhớ năm 1971, trung ương phải phá đê ở Chương Mỹ (Hà Tây cũ) để cứu Hà Nội. Tuy nhiên từ ngày có Sông Đà thì việc điều tiết nước rất tốt, lũ lụt ở vùng đồng bằng Sông Hồng cơ bản được kiểm soát. Đấy là mặt tốt của thủy điện", ông Vân phát biểu.
Tuy nhiên theo đại biểu Lê Thanh Vân, mặt trái của thủy điện chính là sự lạm dụng trong đặt vị trí xây dựng của các dự án. Một số chủ nhà máy thủy điện trục lợi thông qua phá rừng để lấy nguồn gỗ quý, đây là điều đáng lên án.
"Nếu còn nói đến vai trò của thủy điện chúng ta phải thấy được lợi ích của nó. Chúng ta cần nhìn khách quan và đa chiều. Con người chính là chủ thể vi phạm pháp luật. Không nên vì lũ lụt mà đổ hết cho thủy điện", đại biểu Vân nhấn mạnh.
Tuấn Anh (tổng hợp)
Tin khác
Khoa Tiếng Anh A tổ chức cuộc thi sinh viên nói tiếng Anh giỏi lần thứ 5 “Speak out 2020 – 2021”
Khoa Du lịch Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cùng Tập đoàn FLC tổ chức workshop cho học viên K22
Thêm 4 ca mắc COVID-19 mới vào chiều 22/4
Tiền Giang: Khởi tố nhóm đối tượng chặn quốc lộ 1 để đua xe trái phép
Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam khai trương văn phòng đại diện tại Đà Nẵng
Công an tỉnh Nghệ An có tân Giám đốc mới
Triển lãm ô tô Thượng Hải chính thức trở lại
(THPL) - Sau 1 năm ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19, Triển lãm ô tô Thượng Hải năm nay đã trở lại hoành tráng hơn bao giờ hết.22/04/2021 20:23:04Thừa Thiên Huế: Ngang nhiên lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh
(THPL) - Những ngày cuối tháng tư này, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường để kinh doanh buôn bán trở nên khá phổ biến tại các...22/04/2021 18:21:23Hà Nội: Tạm dừng lưu thông đường trên cao đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long
(THPL) - Để phục vụ thi công cầu cạn đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long thuộc dự án đường vành đai 3 trên cao, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã...22/04/2021 18:21:57Cục HKVN yêu cầu từ chối vận chuyển các trường hợp không khai báo y tế
(THPL) - Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) yêu cầu các hãng hàng không chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm soát việc khai báo y tế của...22/04/2021 16:12:08
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
DAI-ICHI LIFE Việt Nam hợp tác với PAYOO triển khai mở rộng kênh thanh toán
(THPL) - Ngày 19/4/2021, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) đã ký kết hợp tác với đơn vị trung gian thanh toán VietUnion (Payoo) nhằm mang đến cho khách hàng tham gia bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam thêm nhiều lựa chọn và trải nghiệm thanh toán phù hợp, giảm bớt giao dịch tiền mặt, đồng thời tạo sự thoải mái và linh động khi khách hàng có thể thanh toán phí bảo hiểm ở bất kỳ nơi đâu và vào bất kỳ thời điểm nào. - Tháng Tư bùng nổ ưu đãi ''Chill combo - Bay Bamboo Nghỉ Vinpearl'', tiết kiệm...
- Bay linh hoạt hè 2021 với thẻ bay Bamboo Pass Dynamic, ưu đãi quà tặng tới 30%
- Cùng Bamboo Airways mở “đại tiệc bay” tại lễ hội hot nhất Hà Nội tháng...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
LienVietPostBank lãi quý I gấp đôi cùng kỳ năm trước
(THPL) - Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (mã cổ phiếu LPB) đã đạt lợi nhuận trước thuế 1.112 tỷ đồng trong Quý I/2021, gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý cho kết quả kinh doanh tốt nhất từ trước tới nay ở nhà băng này, thậm chí vượt lợi nhuận của một số năm hoạt động trước đây. - Reuters: Bamboo Airways lên kế hoạch IPO tại Mỹ vào quý 3, vốn hóa 4 tỷ USD
- CEO Group củng cố nền tảng cho sự phát triển dài hạn
- LienVietPostBank: Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng