14:16 ngày 22/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Có hay không việc hãng sơn Jotun "lừa dối" khách hàng?

Hải Nguyễn | 20:45 02/03/2019

(THPL) - Sơn Jotun thuộc công ty TNHH Sơn Jotun được xếp vào loại sơn có giá thành rẻ trên thị trường thế nhưng ít ai biết được rằng để có giá thành rẻ như vậy công ty sơn Jotun đã sử dụng những chiều trò nhằm đánh lừa khách hàng, khiến họ rơi vào bẫy - giá rẻ - nhưng không hề rẻ một chút nào?

Sự “lập lờ“ trong cách giải thích...

Một thùng sơn ghi rất nhiều các mức dung tích khác nhau - đó là những gì phóng viên ghi nhận được từ tất cả các đại lý bán sơn của Jotun. Cụ thể, trên thùng sơn Jotun 5 lít, chữ "5 lít" được in đậm vào vỏ thùng sơn, thế nhưng kèm theo đó là một nhãn phụ, trên nhãn phụ lại ghi thể tích thực là 4,5 lít...

Đặc biệt, chữ được in đậm trên thùng sơn lại không giải thích rõ ràng rằng đây là thể tích thực hay là thể tích có thể chứa của thùng sơn. Nhận thấy nhiều điểm bất thường, phóng viên đã đi tìm hiểu về vấn đề trên.

Nghi vấn hãng sơn Jotun "lừa gạt" khách hàng?

Trong vai một khách hàng đi mua sơn, chúng tôi gặng hỏi một chủ đại lý sơn của Jotun về việc không đồng nhất về thể tích đó thì người này thản nhiên trả lời: "Thực chất thùng sơn Jotun chỉ có 4.5 lít chứ không phải 5 lít. Tuy nhiên khi pha màu thể tích sẽ tăng lên đôi chút".

Để kiểm chứng lời nói của đại lý sơn, chúng tôi được xem quá trình pha màu sơn. Tuy nhiên khá bất ngờ khi hoàn tất quá trình này, thể tích của sơn không tăng lên bao nhiêu. Và còn kỳ lạ hơn khi mang thùng sơn về nhà thì nhãn phụ mà phía Jotun dán vào đã bị đại lý bóc đi mất?!

Không chỉ riêng những thùng sơn 5 lít mới có sự gian lận mà ngay với những thùng sơn có thể tích lớn hơn như 15 lít hay 18 lít đều có dấu hiệu gian lận. Cụ thể thùng sơn 15 lít trên nhãn phụ ghi là 13.5 lít còn trên thùng sơn 18 lít nhãn phụ ghi là 16.2 lít. Với việc gian lận như vậy, khách hàng sẽ thiệt hại rất nhiều bởi sơn Jotun được xếp ở phân khúc rẻ nhưng lại bị cắt giảm lượng sơn. Sử dụng những chiêu trò gian lận như vậy thì thực sự giá thành của sơn Jotun liệu rằng đã rẻ?

Dựa theo những ghi nhận thực tế cũng như nhãn mác dán trên sản phẩm tthì công ty TNHH Sơn Jotun đã vi phạm Nghị định số 119/2017/NĐ-CP, việc ghi nhãn hàng hoá như vậy gây nhầm lẫn và hiểu nhầm cho khách hàng. 

Và đặc biệt, trên mỗi thùng sơn đều không thể hiện được đâu là "Khối lượng tịnh" và đâu là "Thể tích thực". 

Ở nước ngoài dung tích đủ, về Việt Nam... bốc hơi gần 1/5?

Theo tìm hiểu của phóng viên, các thùng sơn Jotun ở nước ngoài hoàn toàn không sử dụng những chiêu trò trên. Cụ thể những thùng sơn Jotun ở nước ngoài chỉ in một dung tích lên thùng sơn, không hề có sự không đồng nhất về mặt dung tích trên bao bì. Không rõ vì lý do gì khi xuất hiện tại thị trường Việt Nam, thùng sơn Jotun đã bị bốc hơi nhiều như vậy...

Trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia kinh tế nhận định: "Hành vi này nếu có thật chẳng khác gì là hình thức "treo đầu dê, bán thịt chó", lừa gạt khách hàng một cách trắng trợn. Cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật".

"Xét về mặt kinh tế thì phía Jotun sẽ kiếm được rất nhiều tiền tuy nhiên về lâu về dài, khi khách hàng phát hiện ra được sự gian dối này thì chắc chắn phía Jotun sẽ bị khách hàng quay lưng lại. Cái kim trong bọc ắt sẽ có ngày lòi ra", chuyên gia này chia sẻ thêm.

 Nếu những nghi vấn kia là đúng thì đây được coi là "cú tát" mạnh của công ty TNHH Sơn Jotun vào lòng tin của người tiêu dùng Việt, chà đạp lên uy tín và giá trị thương hiệu của mình gây dựng lâu nay, khách hàng liệu có chọn lựa một thương hiệu sơn gian dối như thế?

Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin!

Hải Nguyễn

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu