02:11 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Chuyện “làm ăn” của “Vua hầm” đất Việt?

09:22 05/05/2020

(THPL) - Tập đoàn Đèo Cả được biết đến là một doanh nghiệp ghi nhiều dấu ấn và liên tục phát triển với vai trò là chủ đầu tư các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, trong đó có Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn thì doanh nghiệp này lại đang đánh mất lòng tin của người dân khi liên tục dính phải các “lùm xùm” không hay.

Đèo Cả và câu chuyện “Vua hầm” đất Việt

Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (DII – UPCoM: HHV) do CEO Hồ Minh Hoàng là Chủ tịch HĐQT và kiêm nhiệm Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả.

Tập đoàn Đèo Cả không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết đến ở nhiều nước trên thế giới bởi Đèo Cả đã đột phá và tạo ra nhiều kỳ tích, là doanh nghiệp tiên phong ở Việt Nam đảm nhận việc xây dựng hệ thống các tuyến hầm đường bộ có quy mô lớn như: Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân 2… để rồi gặt hái nhiều thành công khác trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông của đất nước.

 Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (DII – UPCoM: HHV) do CEO Hồ Minh Hoàng là Chủ tịch HĐQT và kiêm nhiệm Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả. (ảnh: internet)

Tập đoàn Đèo Cả có xuất phát điểm ban đầu chỉ từ một Xí nghiệp sản xuất xây dựng, xây lắp điện Hải Thạch (ra đời vào những năm 1985).

Năm 2008-2018 chính là giai đoạn ghi nhận nhiều thay đổi phát triển, những bước đi có thể xem là đột phá của Hải Thạch nói riêng và Tập đoàn Đèo Cả như hôm nay.

Năm 2015-2016, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hải Thạch tham gia góp vốn vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng cầu đường Sài Gòn (SBRC).

Tháng 5/2018 SBRC chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả. Theo đó, Ban lãnh đạo đã thực hiện tái cấu trúc để hiện thực hóa các chiến lược đầu tư kinh doanh ở quy mô khu vực và quốc tế.

Hiện tại, Tập đoàn Đèo Cả đang hoạt động theo hình thức Công ty mẹ – con, gồm 22 công ty thành viên chia thành 5 khối ngành nghề chính như: khối doanh nghiệp đầu tư, khối doanh nghiệp dự án, khối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khối doanh nghiệp dịch vụ và khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, mỗi khi nhắc tới Đèo Cả còn khiến nhiều người nghĩ ngay tới người thủ lĩnh tài ba, xuất chúng CEO Hồ Minh Hoàng. Ông được biết đến là người đứng đầu Đèo Cả có tư chất và năng lực vượt trội cùng hàng loạt tên tuổi của ông gắn liền với những tên gọi như “Hồ Minh Hoàng của Đèo Cả”, hay ngắn gọn là “Hoàng Đèo Cả”.

Biệt danh "vua hầm" xuất phát từ việc CEO Hồ Minh Hoàng đã đào hầm đường bộ Đèo Cả xuyên núi hiện đại, mà trước đó chúng ta chỉ có trông cậy vào công nghệ và trình độ của nước ngoài.

…nhưng thiếu vắng lòng tin của dân

Nhìn lại quá trình phát triển cũng như những thành công nổi bật của Đèo Cả thì khó ai có thể tin được Đèo Cả lại có những sai xót không đáng có như: để nhà thầu gian lận vật liệu, người dân nghi ngờ đi đếm lượt xe qua trạm BOT...

Mới đây, người dân đã tố giác việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả là chủ đầu tư sử dụng đá kém chất lượng tại Dự án Trung Lương – Mỹ Thuận.

Người dân đã tố giác việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả là chủ đầu tư sử dụng đá kém chất lượng tại Dự án Trung Lương – Mỹ Thuận. (ảnh: internet)

Cụ thể, Công ty Đèo Cả đệ trình đơn vị cung cấp vật liệu cấp phối đá dăm loại I (Dmax 25) và loại II (Dmax 37,5); dùng để gia tải cho gói thầu XL10, dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (giai đoạn 1).

Nguồn đá đạt chuẩn phải lấy từ mỏ đá Thạnh Phú 2 (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), do Công ty Cổ phần Hóa An (Đồng Nai) khai thác. Tuy nhiên, Công ty Khánh Cường sau khi trúng thầu đã không cung cấp đúng loại đá Dmax 25 - theo yêu cầu của chủ đầu tư, trái lại đã thu mua các loại đá kích cỡ khác nhau, rồi đảo trộn thành đá loại I (thay vì đặt hàng cho mỏ Thạnh Phú 2 sản xuất).

Xét thấy, Công ty Khánh Cường chưa tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng dự án (quy trình đúng phải được tư vấn giám sát chấp thuận về công nghệ, phương án đảo trộn để sản xuất cấp phối đá dăm) nhưng loại đá trên vẫn lọt qua khâu kiểm tra, tập kết về công trường, thậm chí đã được dùng để gia tải cho gói thầu XL10. Đó lại là lỗi của chủ đầu tư Đèo Cả.

Cũng theo thông tin từ Sở GTVT tỉnh Tiền Giang cho biết, Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (doanh nghiệp dự án) đã đình chỉ vai trò cung cấp nguyên liệu đầu vào đối với Công ty Khánh Cường.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp dự án cũng cảnh cáo đối với Ban điều hành gói thầu XL-10, thành viên giám sát trưởng. Đồng thời, doanh nghiệp dự án cũng thay thế giám sát viên do chưa tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng dự án và tạm đình chỉ toàn bộ công việc nhập vật liệu cấp phối đá dăm loại 1 cho dự án đối với mỏ Thạnh Phú 2 cho đến khi chứng minh được dây chuyền, công nghệ sản xuất.

Trước đó, một nhóm người dân khoảng hơn 10 người tự tổ chức đếm xe tại BOT Ninh Lộc trong một tuần bắt đầu từ ngày 26/2 – 5/3/2019. Mục đích nhằm minh bạch số lượt phương tiện qua trạm, cũng như con số thực thu của BOT Ninh Lộc.

Bởi người dân nghi ngờ việc báo cáo không đúng lượt phương tiện qua trạm và số tiền thu được lên Bộ GTVT nhằm kéo dài thời hạn thu phí. Tuy nhiên đến ngày đếm cuối cùng 5/3, nhóm phát hiện toàn bộ dữ liệu kiểm đếm của những ngày trước đã bị kẻ gian đột nhập vào lán trại lấy cắp.

Từ những sự việc trên, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định: Một khi, người dân đã mất lòng tin và khi họ mất lòng tin thì chắc chắn nhà đầu tư chưa thực sự công khai, minh bạch và năng lực quản lý giám sát còn nhiều vấn đề.

Phải chăng, đó chính là điều đáng tiếc với Đèo Cả bởi, trên chặng đường của một doanh nghiệp tầm quốc gia và vươn ra thế giới, có lẽ không nên chỉ tập trung tạo uy tín từ cơ quan cấp cao, nhà đầu tư hay lãnh đạo cấp tỉnh mà quan trọng nhất vẫn là tạo niềm tin nơi người dân…

 Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin!

Huyền Chi

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu