Chưa có quyền sử dụng khu đất, chủ đầu tư vẫn huy động vốn trái luật?
(THPL) - Công ty Cổ phần đầu tư Sơn Phúc (Công ty Sơn Phúc) đã nhận tiền đặt cọc mua đất của người dân tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) trong khi đó công ty lại không hề có quyền sử dụng khu đất đó.
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Hà Tĩnh: “Ăn quỵt” dự án đường tương đương 25 tỷ đồng, Vabis Group có vội “qua cầu rút ván”?
» TEDI đề xuất dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với mức đầu tư 26.000 tỷ đồng
» Ninh Bình: Dự án 3.605 tỷ đồng sẽ giao cho doanh nghiệp 05 tháng tuổi?
Huy động vốn trái luật?
Theo tài liệu mà phóng viên Thương hiệu và Pháp luật thu nhận được, năm 2017, UBND tỉnh Bắc Kạn có Công văn số 2046/QĐ-UBND về việc Quyết định chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần đầu tư Sơn Phúc (Công ty Sơn Phúc - có địa chỉ tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư đô thị tại tổ 1 và tổ 2A, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn.
Đến nay, mặc dù chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng Công ty Sơn Phúc đã huy động vốn góp của nhiều khách hàng dưới hình thức ký kết các hợp đồng đặt cọc.
Cụ thể, theo một số người dân tại thị trấn Bằng Lũng (Chợ Đồn, Bắc Kạn) cho biết, khi thấy Công ty cổ phần đầu tư Sơn Phúc quảng cáo rầm rộ, rao bán đất nền tại khu dân cư đô thị tổ 1, thị trấn Bằng Lũng, nhiều hộ dân ở đây đã đăng ký mua đất tại dự án.
Sau hơn một năm mua đất tại đây, những người dân vẫn không nhận được bàn giao đất, khi người dân phát hiện ra việc công ty Sơn Phúc không có quyền sử dụng đất tại khu đô thị này nên đã đòi lại tiền.
Theo bà Hoàng Thị Như, trú tại thị trấn Bằng Lũng (Chợ Đồn, Bắc Kạn) cho biết: “ Sau khi biết công ty Sơn Phúc không có quyền sử dụng đất ở đây, tôi đã nhiều lần gọi điện để đòi, tuy nhiên Công ty Sơn Phúc trả lời vòng vo. Trong hợp đồng có ghi phải bàn giao đất trong thời gian 12 tháng và bên nào vi phạm hợp đồng thì sẽ phải bồi thường”.
Hợp đồng đặt cọc lô đất T1/OLK02-05 với Công ty Sơn Phúc ký từ ngày 21/9/2018. Theo thời hạn đặt cọc trên hợp đồng, từ lúc ký cho đến khi hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự kiến là 12 tháng.
Để nắm rõ thông tin, PV Thương hiệu và Pháp luật đã làm việc với Công ty CP đầu tư Sơn Phúc. Tại đây, ông Nguyễn Đình Yên - Phó Tổng Giám đốc Thường trực công ty CP đầu tư Sơn Phúc cho biết: “Nói công ty tôi không có liên quan gì ở đây là cũng không đúng. Năm 2017, Công ty chúng tôi được UBND tỉnh Bắc Kạn có văn bản chấp thuận chủ chương đầu tư, trong văn bản có ghi rõ chúng tôi là chủ đầu tư tại dự án này. Công ty đã rót hàng chục tỷ đồng vào dự án này để giải phóng mặt bằng, đền bù tiền cho người dân”.
“Sau đó UBND tỉnh Bắc Kạn thu hồi dự án để thay đổi, chuyển sang đấu giá, sắp tới công ty đấu giá khu đất dự án đó thành công thì sẽ triển khai và không thành công thì chúng tôi sẽ hoàn trả lại số tiền đó”.
“Chúng tôi không có bán đất hay huy động vốn từ người dân, cái số tiền đó là người dân tự nguyện đóng góp và tham gia cùng đồng hành với công ty”.
Khi được hỏi, việc công ty nhận tiền đặt cọc từ phía người dân để mua đất khi công ty mình chưa có quyền sử dụng đất tại khu dân cư tổ 1 là đúng hay sai?
Ông Trần Công Tuyên - Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh cho biết: “Tại thời điểm đó dự án đó là của chúng tôi thì chúng tôi có quyền”.
Tiếp lời ông Tuyên, ông Yên nói: “Việc nhận tiền đặt cọc của người dân để đồng hành cùng công ty trong việc giữ chỗ thì chúng ta không xoáy sâu vào đây nữa”.
PV đã liên hệ với bà Hoàng Thị Như để xác minh thêm việc công ty đã hoàn trả số tiền cho người dân đặt cọc trước đó: “Sau nhiều lần đòi tiền không được thì chúng tôi phản ánh lên báo chí thì vừa rồi phía công ty mới trả tiền cho cho tôi. Nhưng khoản bồi thường có trong hợp đồng phía công ty không có thực hiện mà chỉ có chi trả số tiền gốc. Sau khi trả số tiền gốc cho tôi thì công ty cầm hết hợp đồng đặt cọc, các biên lai thu tiền đi”, bà Như nói.
Cảnh giác trước những dự án "ma"
Ở một diễn biến khác, đến ngày 12/3, trên trang thông tin của Công ty Sơn Phúc hiện vẫn quảng cáo về Dự án Khu đô thị Sơn Phúc - Chợ Đồn (Khu dân cư đô thị tại tổ 1 và 2A, thị trấn Bằng Lũng) như với vai trò là chủ đầu tư. Theo quảng cáo của công ty này, dự án Khu đô thị Sơn Phúc Chợ Đồn nằm ngay tại vị trí “vàng” trung tâm thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn. Với tổng mức đầu tư xây dựng 135 tỷ đồng trên diện tích 8,04 ha, dự án được xem là điểm khai sáng cho thị trường bất động sản còn rất mới mẻ và đầy tiềm năng tại tỉnh Bắc Kạn.
Theo Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 quy định, đối với bất động sản là quyền sử dụng đất muốn đưa vào kinh doanh phải có các điều kiện sau: Trường hợp chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất thuộc dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp thì phải có các công trình hạ tầng tương ứng với nội dung và tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
Còn theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014, tại Điều 9 cũng quy định rất rõ, đối với bất động sản là quyền sử dụng đất muốn đưa vào kinh doanh thì điều kiện tiên quyết phải là đất đó đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ngoài ra, theo Khoản 3, Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về việc ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại thì chủ đầu tư chỉ được ký kết hợp đồng huy động vốn khi đã có hồ sơ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được phê duyệt theo quy định pháp luật; Đã thực hiện xong việc giải phóng mặt bằng theo tiến độ dự án được phê duyệt; Đã có biên bản bàn giao mốc giới của dự án; Đã có thông báo đủ điều kiện huy động vốn từ Sở Xây dựng nơi có dự án.
Không ít doanh nghiệp "vẽ" ra các dự án bất động sản hoành tráng, phối cảnh các khu đô thị đẹp đẽ, tung hệ thống nhân viên môi giới khắp nơi, quảng cáo rầm rộ trên các trang mạng...
Có thể thấy trên thực tế, tính pháp lý của những dự án này không có, chẳng hạn như không đúng quy hoạch sử dụng đất của địa phương, đất không thể chuyển đổi thành đất ở, dự án chưa được các cấp có thẩm quyền xem xét cho phép triển khai...
Nhằm tránh khỏi bị lừa đảo, "tiền mất tật mang", người dân khi có nhu cầu đặt cọc, mua, chuyển nhượng bất động sản cần phải tìm hiểu kỹ về dự án từ chính quyền địa phương. Trước khi đặt bút ký hợp đồng cần yêu cầu chủ đầu tư trưng ra các văn bản đảm bảo căn cứ pháp lý để thực hiện dự án.
Trong trường hợp thấy chủ đầu tư có dấu hiệu gian dối, lừa đảo thì nhanh chóng yêu cầu họ trả lại tiền, không nên tin theo lời hứa hẹn nhiều lần của họ, nếu không được đáp ứng cần nhờ cơ quan pháp luật can thiệp càng sớm càng tốt.
Do đó, việc Công ty Sơn Phúc ký hợp đồng đặt cọc với nhiều khách hàng để huy động vốn trong thời gian qua là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng khi bỏ tiền đầu tư tại dự án. Phải chẳng Công ty Sơn Phúc không có năng lực để triển khai?
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc bài tiếp theo!
Song Nam
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt