Chàng trai 9X khởi nghiệp trồng dưa lưới Nhật Bản
(THPL) - Những trái ngọt đầu tiên từ mô hình trồng dưa lưới giống Nhật Bản theo công nghệ cao của chàng trai Nguyễn Phúc Bách ( sinh năm 1992 ) ở thôn Hạ, xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội cho thấy, khi tuổi trẻ ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm thì trong lĩnh vực gì, con đường dẫn tới thành công không quá xa vời.
Tin liên quan
- Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng
F24 Vietnam - Hệ sinh thái kết nối người dùng - Thợ/Đội thợ - Nhà cung ứng
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Cộng hưởng, kết nối, đánh thức tinh thần sáng tạo
Việt Nam thu hút hơn 27 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng
Nghiêm túc với ước mơ
Chúng tôi đến thăm vườn dưa lưới của Nguyễn Phúc Bách (sinh năm 1992) khi vụ thu hoạch vừa xong. “Vườn dưa vừa cho em tổng thu nhập hơn 200 triệu đồng. Hàng ra tới đâu bán hết tới đó. Chỉ sau một lần mang sản phẩm tới các cửa hàng thực phẩm sạch chào bán, với chất lượng, mẫu mã của loại dưa trồng theo quy trình khép kín, công nghệ cao, các cửa hàng mê ngay” - Bách phấn khởi giới thiệu.
Khác với bạn bè cùng trang lứa lựa chọn con đường thi vào một trường đại học nào đó thì Nguyễn Phúc Bách quyết định lập nghiệp ở quê nhà. Trước hết, Bách đi học cách làm tại các mô hình nông nghiệp hiệu quả, từ chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản… rồi trở về quê chọn một mô hình nông nghiệp yêu thích nhất để dấn thân. “Thấy bạn bè quần áo chỉnh tề, mình thì suốt ngày ống thấp ống cao; các anh chị trong gia đình cũng chọn con đường học tập, người thì làm giáo viên, người làm công chức hoặc lao động xuất khẩu... em cũng do dự lắm. Chẳng lẽ cả đời mình ở nông thôn, quanh quẩn với mấy sào ruộng thì sống ra sao?". Bách tâm sự về nỗi trăn trở khi mới lập nghiệp bằng nghề nông. Nhưng, may mắn khi đó, Bách được tiếp xúc với những người bạn lớn tuổi. Họ đã có kinh nghiệm nhiều năm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao nên Bách hoàn toàn yên tâm với sự lựa chọn của mình.
Thế rồi, từ số tiền dành dụm ít ỏi, vay mượn người thân và ngân hàng, Nguyễn Phúc Bách quyết định mua 3 con bò cái đầu tiên để khởi nghiệp. Chỉ sau vài năm, từ 3 con bò này, Bách đã có đàn bò gần chục con, trở thành thanh niên nuôi nhiều bò thịt nhất xã. Vừa nuôi bò, vừa nghe ngóng nơi nào có mô hình nông nghiệp hiện đại là Bách tới tham quan, rồi mua sách báo về học, tìm hiểu thông tin trên Internet, liên hệ với các đơn vị cung ứng vật tư… quyết làm nông nghiệp công nghệ cao. Khi Bách trình bày với bố mẹ về việc bán đàn bò để đầu tư khu nhà màng, nhà lưới khung thép kiên cố với hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, trồng cây trên giá thể, lắp đặt hệ thống camera giám sát quy trình sản xuất... thì bố mẹ không khỏi lo lắng. Không hẳn vì mức đầu tư tiền tỷ mà còn bởi bao đời nay, nông dân ở đây đã quen với trồng các loại cây truyền thống, sản xuất ngoài trời, quen nắng mưa chứ làm kiên cố thì trồng cây gì cho ra lãi để thu hồi vốn cả tỷ đồng... “Khi quyết định dấn thân vào lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là trồng dưa lưới giống Nhật Bản, Israel em đã lường trước những khó khăn, rồi cả gia đình phản đối kịch liệt vì không biết có thành công hay không và thị trường tiêu thụ thế nào nhưng với sự nhiệt tình và sự dấn thân của tuổi trẻ em vẫn lạc quan. Có làm rồi mới biết sản xuất nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro đến nhường nào!” - Bách chia sẻ.
Từ hơn 500 triệu đồng ban đầu cùng nguồn vốn vay, thế chấp sổ đỏ nhà đất cho ngân hàng chính sách, Bách đầu tư một khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên 1.000m2 trồng thử nghiệm các loại rau, quả, đặc biệt là giống dưa lưới của Nhật Bản, Israel. Thay vì trồng bằng đất, Bách nhập cả ô tô tải xơ dừa, các loại phân bón, vật tư khác... để trồng dưa lưới. Lúc đầu, chưa có kinh nghiệm, Bách chọn mua giống ở cơ sở uy tín Kim Long và Đồng Tâm tận thành phố Hồ Chí Minh về trồng. Sau đó, dần học hỏi cách tự nhân giống. Vụ đầu tiên, năng suất không cao do cây ra quả vào thời điểm mùa hè, nhiều lúc nhiệt độ ngoài trời lên tới 42 độ C, trong khi các biện pháp hạ nhiệt trong nhà màng chưa chuẩn nên năng suất chỉ đạt 30% so với dự kiến.
Sau nhiều đêm trăn trở, Bách nhận ra làm nông nghiệp muốn thành công thì không thể canh tác ồ ạt trên diện rộng mà phải có sự tính toán, cân nhắc để giảm thiểu tổn thất. Vẫn kiên định với lựa chọn của mình, Bách tiếp tục tìm hiểu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Sau đó, chàng trai trẻ mạnh dạn mở rộng, xây dựng nhà kính trồng rau, quả an toàn quy mô 3.000m2 với 5.500 gốc dưa lưới giống Nhật, với tổng kinh phí đầu tư 1,5 tỷ đồng. Không phụ công người, ở lần thử sức này thành công đã tới. Vườn dưa phát triển tốt, trung bình mỗi quả dưa lưới nặng khoảng 1,5-2kg, giá xuất bán tại ruộng 55.000 đồng/kg. Mỗi vụ dưa, Bách thu 250-400 triệu đồng. Mỗi năm 3 vụ dưa, trừ các chi phí, mỗi năm Bách thu lãi 600 – 800 triệu đồng / năm. Và hiện nay, vườn dưa lưới Nhật Bản của gia đình Nguyễn Phúc Bách tạo công ăn việc ổn định, thường xuyên cho 5 lao động địa phương với thu nhập 4,5 – 5 triệu đồng / tháng.
Mô hình điểm thành công
Mặc dù đạt kết quả khả quan ban đầu, song Bách không dừng lại. Nguyễn Phúc Bách cho biết, tới đây anh sẽ mở rộng thêm 2-3 khu nhà màng áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất vẫn là vốn và tích tụ đất đai. Hiện, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Ứng Hòa lớn, nhưng quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp/hộ gia đình nhỏ. Do đó, việc tích tụ ruộng đất để hình thành các ô thửa lớn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến phức tạp dẫn đến chi phí đầu tư lớn, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro; nguồn vốn vay ưu đãi cho các mô hình nông nghiệp công nghệ cao quy mô vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận do không có tài sản thế chấp, đất canh tác hiện giờ cũng chỉ là thuê lại của các hộ dân...
Theo Bách, mô hình dưa lưới của mình theo mô hình khép kín từ khâu chọn đặt giống cho đến khi thu hoạch. Quy trình trồng và chăm sóc theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1:ươm cây ( 8 ngày ); giai đoạn 2: trồng và chăm sóc: 30 ngày; giai đoạn 3: thụ phấn và tạo quả: 40 ngày. Trong quá trình chăm sóc vườn dưa, Bách sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ, còn phòng trừ dịch bệnh từ côn trùng, nấm bệnh thì sử dụng hoàn toàn 100% thuốc sinh học.
Theo ông Nguyễn Văn Thoái– trưởng thôn Hạ - xã Phù Lưu cho biết, thời gian qua, chính quyền thôn Hạ cũng như xã Phù Lưu đã vận động nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa. Trong đó, chú trọng cây trồng mới, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng an toàn. Bởi vậy, mô hình nông nghiệp công nghệ cao của Nguyễn Phúc Bách là mô hình điểm thành công của thế hệ nông dân mới, khác hẳn tư duy và cách làm của thế hệ cha anh trước đây…Từ thành công ban đầu của Nguyễn Phúc Bách, chúng tôi tiếp tục kiến nghị cơ quan chức năng cấp trên có những cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư nông nghiệp công nghệ cao; đồng thời, đẩy mạnh khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo... nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thế hệ trẻ ở địa phương.
Với Nguyễn Phúc Bách, anh không ngừng thu nạp kiến thức, tiếp thu những nhận xét, góp ý để hoàn thiện mô hình sản xuất. So với các mô hình khác, mô hình nông nghiệp công nghệ cao của Bách chưa lớn về quy mô, nhưng thể hiện tư duy sản xuất mới, có sự liên kết giữa các khâu và đón đầu xu hướng phát triển của nông nghiệp. Cách nghĩ, cách làm của những người trẻ tuổi như Bách đang lan tỏa và truyền cảm hứng cho nhiều thanh niên sinh ra ở nông thôn. Hy vọng, từ thế hệ trẻ với những người đam mê, nghiêm túc, mạnh dạn như Nguyễn Phúc Bách sẽ tạo nên bức tranh tươi mới trong nông nghiệp Việt Nam: Tuổi trẻ, năng động, sáng tạo, hiệu quả...
Đông Quân
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
Trần Quốc Toản
Hy vọng sắp tới nền nông nghiệp nước nhà sẽ áp dụng nhiều ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Chúc chàng trai thế hệ trẻ 9x năng động sáng tạo sẽ thành công trên con đường sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch....