18:48 ngày 30/03/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 / 091.33.05.882 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Cần các nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

08:10 15/02/2025

(THPL) - Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, chiều 14/2, Quốc hội (QH), nhiều đại biểu đồng tình với việc ban hành các nhóm cơ chế, chính sách đặc thù như đề xuất của Chính phủ để đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày tờ trình của Chính phủ trước đó, trong đó, Chính phủ đề xuất cho phép Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đồng thời, đề nghị được áp dụng hình thức chỉ định thầu hợp đồng chìa khóa trao tay, chọn nhà thầu có tên trong Hiệp định liên Chính phủ theo quy trình rút gọn ngay sau khi QH chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Việc chỉ định nhà thầu có thể áp dụng với các gói thầu tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án - như tư vấn đàm phán, quản lý hợp đồng, thẩm tra dự án đầu tư (FS), công nghệ.

Về tài chính, Chính phủ muốn được phép đàm phán với chính phủ các đối tác thực hiện để có vốn theo nhu cầu, cam kết của nhà tài trợ nước ngoài; chủ đầu tư được vay, vay lại theo điều kiện ưu đãi.

Cn có cơ chế đặc thù cho dự áđin ht nhân Ninh Thun. nh minh hoạ 

Hầu hết đại biểu QH đồng tình với việc ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) cho rằng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025 và tăng trưởng 2 con số vào giai đoạn tới, nhu cầu về điện là rất lớn. Nếu không có kế hoạch để bổ sung các nguồn điện ổn định, việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng là rất khó, nhất là khi Việt Nam đang tập trung vào nhiều lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất chip, bán dẫn.

Nhưng ông Thường cũng nhấn mạnh rằng việc triển khai dự án điện hạt nhân đòi hỏi công nghệ rất cao. Việc chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để khai thác, vận hành các nhà máy này trong tương lai là một thách thức lớn. Ông cho rằng, việc lựa chọn đối tác và công nghệ cho dự án này rất quan trọng, vì chi phí cho các công nghệ cao, hiện đại sẽ cao hơn rất nhiều.

Do đó, ông Thường đề xuất, trong giai đoạn hiện nay, cần trao quyền đầy đủ cho Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ trong việc đàm phán, thương thảo với các đối tác quốc tế. Hai doanh nghiệp dự kiến được giao làm chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cũng cần được trao thẩm quyền đầy đủ để có thể thương lượng về các vấn đề như kỹ thuật, công nghệ, chi phí và chuyển giao công nghệ với các đối tác quốc tế.

Liên quan đến các cơ chế và chính sách đặc thù đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, đại biểu Tạ Đình Thi - đoàn Hà Nội cho biết, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã được giao nhiệm vụ chủ trì thẩm tra vấn đề này. 

Đại biểu Tạ Đình Thi cho biết, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được triển khai từ năm 2009, nhưng do những biến động về điều kiện kinh tế - xã hội vào năm 2016, dự án đã phải tạm dừng. Tuy nhiên, với việc Quốc hội thông qua Nghị quyết 174 vào ngày 30/11/2024, dự án này đã chính thức được tái khởi động. 

Do đó, ông Thi cho rằng, việc hoàn thiện các cơ chế chính sách từ nay đến tháng 5/2025 là vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp tranh thủ thời gian, mà còn hỗ trợ quá trình đàm phán với các đối tác quốc tế, lựa chọn công nghệ, cũng như xây dựng các báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi trình Quốc hội xem xét để điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Đỗ Khuyến (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu