Cam sành Hàm Yên từng bước len lỏi vào thị trường Việt
Mặc dù thời tiết năm nay có nhiều khắc nghiệt nhưng vụ này cam sành Hàm Yên, Tuyên Quang vẫn báo hiệu một mùa cam được mùa, được giá, ổn định đầu ra. Theo số liệu từ UBND huyện Hàm Yên, hiện nay trên toàn huyện có gần 5000 ha, trong đó có 3.200 ha cam cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 45.000 tấn, với giá thu mua tại vườn hiện nay giao động từ 10 -12 nghìn đồng/kg thì doanh thu từ cam sành toàn huyện đạt gần 500 tỷ đồng.
Tin liên quan
- Hà Nội: Những dự án nằm bất động đến bao giờ? (Kỳ 1)
Vĩnh Phúc: Dự án nghìn tỷ đang được nâng cấp hay xuống cấp
Kinh đô TCI Group bị khách hàng tố 'treo đầu dê bán thịt chó'
Bộ Tài chính yêu cầu Sabeco nộp gần 2.500 tỷ đồng ngân sách
Sai phạm chung cư Capital Garden: Sở Xây dựng gặp mặt cư dân (kỳ 6)
Còn khoảng một tháng nữa mới là thời điểm chính vụ cam ở Hàm Yên nhưng tại thời điểm này vẫn có hàng trăm tấn cam xanh sớm được tiêu thụ. Trong đó 90% được tiêu thụ trong nam, trong đó phần nửa được các siêu thị tiếp nhận.
Những ngày này các cán bộ Trung tâm Cây ăn quả huyện lại toả về các bản, đến từng đồi cam, hướng dẫn các gia đình thu hái cam cách cầm kéo, cắt từng trái cam sao cho đúng kỹ thuật, cam không bị dập nát, để hình ảnh quả cam sành Hàm Yên khi đến với người tiêu dùng vẫn mọng, đẹp, ngọt mát.
Cây cam sành đã được trồng từ lâu trên vùng đất Hàm Yên, trong đó sớm nhất là trên đất Phù Lưu. Người dân ở đây thường quen gọi là cam làng Mường. Theo các cụ già trong làng kể lại, giống cam sành này được trồng từ rất lâu đời. Vào khoảng năm 1890, hai người dân tộc trong lúc đi bẫy thú ở núi Quan Tiên, bản Mường đã nhìn thấy một loại cây có gai nhọn, lá thơm, có một số quả đã chín vàng. Hái ăn thử thấy có mùi vị ngon và thơm mát họ bèn mang hạt về trồng ở vườn nhà. Từ đó, mọi người truyền nhau xin giống mang về nhà trồng, phát triển thành những trang trại cam rộng lớn như ngày nay.
Tiếng thơm lan xa, rất nhiều người dân nơi khác đã đến lấy giống về trồng nhưng chỉ cam trồng ở Hàm Yên mới cho chất lượng ngon hơn cả. Có lẽ khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng ở đây hợp cho cam sành phát triển. Hấp thụ những tinh hoa từ đất, gió, nắng và nguồn nước mát, trong lành từ ngọn núi Phá Phúng, cam Hàm Yên mang hương vị đặc trưng riêng, vị ngọt cũng khác hẳn cam sành vùng khác. Ngày nay, những vườn cam đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Hàm Yên, nhiều vườn cam có doanh thu từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Vì thế cam sành Hàm Yên được xem là hướng phát triển kinh tế bền vững cho bà con nông dân nơi đây.
Anh Lù Văn Giang, thôn Bản Ban, xã Phù Lưu vui vẻ cho biết: Hàng chục năm nay, gia đình tôi gắn bó với cây cam, từ 300 gốc cam năm 2005, đến nay tôi có trang trại cam 13 ha với 3.000 gốc. Mỗi năm sau khi trừ chi phí gia đình tôi thu lãi gần 1 tỷ đồng từ vườn cam. Không chỉ có gia đình anh Giang mà các gia đình chị Trần Thị Tuyết thôn Lăng Đán; Gia đình ông Mai Văn Trấn, gia đình ông Đỗ Viết Cường, cùng ở thôn Nậm có thu nhập cả tỷ đồng từ cam mỗi năm.
Ông Ma Hoa Tàm, Chủ tịch UBND xã Phù Lưu chi sẻ, hiện Phù Lưu có hơn 50 trang trại cam, diện tích trung bình từ 3 - 5 ha/1 trang trại. Số hộ dân trồng cam có thu nhập từ 300 triệu đồng/vụ trở lên có đến hàng hộ. Cây cam sành không chỉ thay đổi đáng kể đời sống người dân nơi đây, mà thay đổi cả đời sống của người dân tái định cư thủy điện Tuyên Quang. Hiện gần như 100% hộ tái định cư về Phù Lưu có đất trồng cam, thu nhập bình quân đầu người đạt 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Con số này không chỉ thể hiện sự no đủ, nó còn là con số chứng minh cho nỗ lực xây dựng thương hiệu và đưa thương hiệu đến với thị trường của huyện Hàm Yên. Đặc biệt việc xây dựng và gìn giữ thương hiệu cam sành Hàm Yên bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như cắt cam đến việc bảo vệ thương hiệu cam.
Bà Tạ Thị Thu, Giám đốc Trung tâm Cây ăn quả Hàm Yên cho biết: Ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn người trồng cam tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP người dân đăng ký nhân rộng từ 22,6 ha lên 500 ha, phấn đấu đến năm 2020 100% hộ sản xuất đăng ký thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, Trung tâm đều cùng Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản, thủy sản tỉnh, lấy các mẫu phẩm cam sành để kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm vì thế thương hiệu cam sành Hàm Yên ngày càng được củng cố trên thị trường.
Hiện nay diện tích trồng cam đã được mở rộng thêm hàng nghìn ha ra các xã Bình Xa, Nguyên Khương, Quang Thuận nhưng sản lượng và chất lượng vẫn đảm bảo, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định. Thương hiệu cam sành Hàm Yên được đăng ký nhãn hiệu từ năm 2007. Từ đó đến nay, cam sành Hàm Yên đã đạt nhiều giải thưởng về nhãn hiệu thương mại. Năm 2013, cam sành Hàm Yên đã lọt vào Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chứng nhận Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2015.
Ông Nông Huy Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên tự tin nói: Chính vì thế mà từ những thị trường khó tính, tham vọng đưa cam sành Hàm Yên vào các siêu thị cũng được UBND huyện đặt ra. Từ vài tấn quả, hiện cam sành Hàm Yên có mặt tại các siêu thị với lượng tiêu thụ trên dưới 1.500 tấn/vụ, chủ yếu là các siêu thị lớn tại Hà Nội như Co.opMart, Fivimart, Metro BigC... Đề án phát triển cam sành Hàm Yên giai đoạn 2014 - 2020 được UBND tỉnh ban hành đã tạo cơ hội để cam sành Hàm Yên ngày càng phát huy giá trị.
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt