Cẩm Khê, Phú Thọ: Công ty TNHH Phú Linh Anh ngang nhiên “trục lợi” tài nguyên?
(THPL) – Toà soạn Thương hiệu & Pháp luật nhận được phản ánh của người dân xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ về việc doanh nghiệp khai thác cát để san lấp phục vụ dự án không đúng quy định pháp luật, gây thất thoát tài nguyên quốc gia.
Tin liên quan
- Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ nắng hanh, lạnh về đêm và sáng sớm
» Hà Nội: Tạm giữ hàng vạn khối cát đen không rõ nguồn gốc
» Gia Lai: UBND huyện Mang Yang chỉ đạo “nóng” vụ khai thác cát “lậu” mà Thương hiệu và Pháp luật phản ánh
» Gia Lai: Phát hiện điểm khai thác cát trái phép
Có mặt tại khu Minh Tiến, xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ vào những ngày cuối tháng 4 vừa qua, phóng viên ghi nhận được đang có hoạt động bơm cát từ sông Hồng lên san lấp tại khu vực Đồng Ao Sành (thuộc xã Tình Cương cũ).
Vòi dẫn cát được cắm xuống lòng sông, tiếng máy nổ từ tàu thuyền dưới sông vang vọng cả một vùng, ống dẫn cát được bắc nối qua một đoạn cánh đồng, cách đó không xa là điểm cuối của ống dẫn cát, một khu vực đã được nạo vét đất bùn, độ sâu của khu vực này so với mặt đường QL 32C khoảng 4 – 5m.
Một người dân nơi đây cho biết, "bình thường là bơm, hút cát vào ban ngày, nhưng cũng có hôm họ làm cả ban đêm. Họ khai thác cát để san lấp làm mặt bằng dự án Trung tâm kinh doanh máy móc nông nghiệp. Không rõ họ có được cấp phép hay không và hút cát trực tiếp dưới lòng sông hay bơm truyền tải cát từ tàu lên, nhưng thấy họ cắm trực tiếp vòi dẫn cát xuống lòng sông, lại sát bờ như thế này thì cũng không ổn lắm. Nếu họ hút ít thì không sao, nhưng với địa hình sâu thế kia thì cả vạn khối cát mới đủ để san lấp, như thế nguy cơ sạt lở bờ sông sẽ rất cao nếu họ hút trực tiếp".
Anh T.N, 34 tuổi, cũng băn khoăn, nếu họ cứ bơm cát trực tiếp từ sông Hồng lên để san lấp trong khi không rõ ràng về nguồn gốc cũng như khối lượng cát thì không biết họ sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho nhà nước như thế nào? Vì đây là tài nguyên quốc gia phải quản lý theo đúng luật, chứ không phải ai muốn hút là hút, ai muốn lấy là lấy.
Hoạt động bơm, hút cát từ sông Hồng để san lấp phục vụ dự án của Công ty TNHH Phú Linh Anh diễn ra công khai.
Theo tìm hiểu của phóng viên, khu vực đang diễn ra hoạt động bơm, hút cát thuộc danh giới địa phận mỏ cát được nhà nước cấp phép cho Công ty TNHH Trường Xuân khai thác và quản lý. Phóng viên đã liên hệ với đại diện Công ty TNHH Trường Xuân thì được xác nhận, công ty có nắm được việc bơm, hút cát nói trên và địa điểm bơm, hút cát vẫn nằm trong phạm vi mốc giới mỏ. Tuy nhiên, Công ty TNHH Trường Xuân không thực hiện việc bơm, hút cát trực tiếp như trên. Việc bơm, hút cát này do doanh nghiệp làm dự án tự thực hiện, không có mua bán gì với Công ty Trường Xuân.
Liên quan đến các nội dung trên, phóng viên đã có buổi làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Trọng Phú, Chủ tịch UBND xã Hùng Việt. Ông Phú cho biết: “Đó (khu vực đang san lấp làm mặt bằng – pv) là đất Uỷ ban tỉnh giao doanh nghiệp để thực hiện dự án”. Việc doanh nghiệp bơm, hút cát lên san lấp ông Phú cũng nắm được và cũng chính ông Phú là người đứng ra “xin” cát từ Công ty Trường Xuân cho doanh nghiệp làm dự án.
Được biết, doanh nghiệp đang thực hiện dự án trên là Công ty TNHH Phú Linh Anh, có trụ sở tại Xóm Chùa, xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Công ty TNHH Phú Linh Anh được UBND tỉnh Phú Thọ giao thuê 3.985,6 m2 đất thương mại, dịch vụ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm kinh doanh máy móc, trang thiết bị, phụ tùng máy nông nghiệp tại Khu Minh Tiến, xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Trước những sự việc nêu trên, dư luận đặt câu hỏi, lãnh đạo UBND xã Hùng Việt có quá “ưu ái” cho doanh nghiệp khi trực tiếp đứng ra “xin” cát để doanh nghiệp làm dự án? Và điều khiến dư luận băn khoăn nhất là hoạt động bơm, hút cát trực tiếp từ sông Hồng, không qua mua bán với đơn vị được cấp mỏ như trên có được coi là hoạt động “trục lợi” tài nguyên? Trách nhiệm của Công ty TNHH Trường Xuân như thế nào khi để xảy ra nguy cơ thất thoát tài nguyên trên phạm vi mốc giới mỏ được nhà nước giao quản lý, khai thác?
Đề nghị UBND huyện Cẩm Khê, UBND tỉnh Phú Thọ cũng như các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ để đảm bảo tính thượng tôn pháp luật.
Thương hiệu & Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.
Thắng Nguyễn
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt