15:21 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Các doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu

Quốc Cường | 09:11 03/06/2020

( THPL) - Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 5/2020 đạt 21.257 tỉ đồng. Tính từ đầu năm đến hết tháng 5 đạt 123.484 tỉ đồng, giảm hơn 17% so với cùng kỳ năm 2019.

Cụ thể,  tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá trong tháng 5 ước đạt 37,9 tỉ USD tăng 5% so với tháng trước, trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 18,5 tỉ USD, tăng 5,2% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 19,4 tỉ USD, tăng 4,7% so với tháng trước. 

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2020 ước đạt 196,8 tỉ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều mặt hàng xuất chủ yếu của Việt Nam như: dầu thô, quặng các loại trong 5 tháng đầu năm đều giảm. Cụ thể, dầu thô giảm gần 23%, quặng các loại giảm hơn 25%.

 

Lượng xăng dầu nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm ước đạt 3.053 nghìn tấn với trị giá 1.273 triệu USD. giảm 22,3% về lượng và giảm 48,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Tổng Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay là 37 nghìn chiếc và trị giá là 800 triệu USD. giảm tới gần 43% về số lượng và giảm 44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, xuất khẩu sản phẩm điện tử đạt 3,2 tỷ USD, tăng 5,4% so với tháng 4/2020. Nhóm hàng nông, thủy sản tăng 3,8% so với tháng 4, xuất khẩu gạo tăng mạnh 47% về lượng và 55,3% về trị giá so với tháng trước,  tăng 11,7% về lượng và 35,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019

Trên thực tế, với diễn biến tiếp tục phức tạp của dịch COVID- 19 trên toàn cầu, Bộ Công Thương cũng đã đưa ra dự báo xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ còn phải vượt qua nhiều khó khăn trong thời gian tới. Đơn cử như sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu nhiều sang EU, Hoa Kỳ nhưng phần lớn nguyên, vật liệu dệt may lại nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi dịch COVID- 19 vẫn tác động tiêu cực lên mọi phương diện sản xuất, kinh doanh trực tiếp và gián tiếp, kể cả xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới  và cả thương mại nội địa.

Nhiều chuyên gia đã đưa ra phân tích, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần tập trung vào chế biến và chế biến sâu, tập trung tiêu thụ nội địa, tăng cường chế biến và tạm trữ ở hệ thống kho lạnh, đồng thời vẫn tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại ra các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Mỹ. Chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm hậu dịch bệnh và hoạt động xuất nhập khẩu toàn cầu trở lại bình thường.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu