Các cơ quan chức năng nhanh chóng thông tin nguyên nhân gây sập cầu Phong Châu
(THPL) - Ngay sau sự cố sập nhịp cầu Phong Châu (Phú Thọ), trong ngày 9/9/2024, Sở GTVT Phú Thọ, UBND tỉnh Phú Thọ, Cục Đường bộ Việt Nam đã có báo cáo cho biết nguyên nhân gây sập cầu. Bộ Giao thông vận tải cũng đã có chỉ đạo khẩn sau vụ việc.
Tin liên quan
- Nguồn gốc và ý nghĩa ngày doanh nhân Việt Nam 13/10
Bộ GTVT thông tin chính thức về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thủ tướng kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ tại Bắc Giang
Ông Lại Thế Nguyên được giao điều hành Tỉnh ủy Thanh Hóa
Thiếu tướng Lê Ngọc Châu được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương
» Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu
» Phú Thọ: Sập nhịp cầu Phong Châu
» Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu hộ, cứu nạn vụ sập nhịp cầu Phong Châu
Kết quả kiểm định cầu năm 2019: Không hạn chế tải trọng xe
Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Phú Thọ, cầu Phong Châu nằm tại Km18+300 QL.32C, do tỉnh Phú Thọ xây dựng, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1995. Cầu được xây dựng bằng thép và bê tông cốt thép dự ứng lực với quy mô vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H18 - X60, tải trọng người đi 0,3 tấn/m2.
Năm 2013, cầu Phong Châu được sửa chữa với quy mô thay 4 dầm nhịp 8 thường bằng 4 dầm nhịp T21m bê tông cốt thép dự ứng lực có chiều cao dầm tương đương; dán sợi thủy tinh và sợi cacbon gia cường dầm T33 các nhịp 1, 2, 3, 4. Thay thế bu lông cường độ cao bị đứt gãy, han gỉ, tẩy gỉ bằng phun cát sau đó quét sơn chống gỉ cho phần hạ bộ của hệ dàn thép. Theo kết quả kiểm định sau khi sửa chữa, cầu không phải cắm biển hạn chế tải trọng.
Năm 2019, cầu Phong Châu được sửa chữa với các hạng mục như xử lý xói lở trụ T7, trụ T6. Như gia cố chống xói bằng rọ thép đan máy có luồn thép D8 tạo khung cứng, trong nhồi đá hộc (2 hàng) theo chiều sâu, bên dưới bù đá hộc, phạm vi xếp xung quanh hệ móng cọc.
Kết quả kiểm định cầu năm 2019 đánh giá cho thấy cầu khai thác được với tải trọng HL93. Cầu không phải cắm biển hạn chế tải trọng xe qua cầu.
Năm 2023, cầu Phong Châu tiếp tục được sửa chữa nhỏ với quy mô tẩy gỉ, sơn lại toàn bộ các thanh mạ thượng, thanh đứng, thanh xiên, hệ liên kết ngang trên và hệ liên kết dọc trên của nhịp 66 m, 64 m và 80 m.
Thay thế khe co giãn trên trụ T5, T6, T8 bằng khe co giãn răng lược và sửa chữa phần bê tông phía trước khe đã bị nứt vỡ. Sơn lại lan can trên nhịp chính và lan can phía trái tuyến nhịp N1 và sửa chữa hệ thống chiếu sáng trên cầu.
Sự cố sập cầu do ảnh hưởng bão số 3
Theo Sở GTVT Phú Thọ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu là nhịp 6 và nhịp 7.
Tối 9/9, UBND tỉnh Phú Thọ cũng đã ban hành Văn bản số 156/BC-UBND, báo cáo về sự cố sập, trôi cầu Phong Châu trên quốc lộ 32C do ảnh hưởng của bão số 3.
Báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ nêu, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước lũ trên sông Thao (sông Hồng) lên rất cao, tại Ấm Thượng là +27,25m (trên báo động III 1,25 m). Do nước sông lên cao, chảy xiết, vào khoảng 10h2' phút ngày 9.9, cầu Phong Châu tại km18+300 quốc lộ 32C (kết nối 2 huyện Tam Nông, Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ) bị sập, cuốn trôi trụ T7 và 2 nhịp dàn chính (nhịp 6 và nhịp 7 phía bờ hữu sông Thao, thuộc địa bàn huyện Tam Nông).
Ngay sau khi sự cố xảy ra, lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo huy động các lực lượng chức năng (công an, quân đội, y tế, nhân dân địa phương…) triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp để cứu người, ứng phó, khắc phục sự cố.
Sau khi nhận được thông tin, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên người bị nạn; chỉ đạo thực hiện các biện pháp trước mắt để khắc phục sự cố và các giải pháp lâu dài để đảm bảo an toàn giao thông.
Do nước lũ dâng cao, chảy xiết nên việc triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn, chưa xác định chính xác về số lượng phương tiện và số người bị mất tích.
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang khẩn trương, tập trung rà soát, xác định chính xác số lượng người và phương tiện gặp nạn; phối hợp với Quân khu 2, thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc rà soát các tuyến sông phía hạ lưu để tiếp tục tìm kiếm người mất tích; đồng thời, chuẩn bị phương án tìm kiếm cứu nạn khu vực chân cầu khi điều kiện cho phép, đảm bảo an toàn (do mực nước sông Thao đang rất cao, trên báo động III 1,44 m).
Bên cạnh đó, triển khai các phương án phân luồng giao thông từ xa (hướng dẫn các phương tiện đi theo các hướng cầu Ngọc Tháp, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cầu Đồng Quang…); lắp đặt cầu phao để đảm bảo giao thông tạm thời, phục vụ đi lại của nhân dân;Bố trí lực lượng canh gác, cắm biển, rào tôn hộ lan cảnh báo khu vực nguy hiểm, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại; đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực. Tăng cường thông tin tuyên truyền sâu rộng đến người dân về tình hình sự cố; ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng xuyên tạc, thông tin sai sự thật.
Về giải pháp khắc phục trước mắt, tỉnh Phú Thọ đã đề nghị Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 quan tâm lắp đặt cầu phao để đảm bảo giao thông tạm thời, phục vụ đi lại của nhân dân; đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải đầu tư xây dựng cầu mới thay thế cầu Phong Châu cũ với quy mô hiện đại, đồng bộ với quy mô tuyến quốc lộ 32C hiện tại; đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu giao thông đi lại ngày càng tăng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cục Đường bộ VN không nhận được báo cáo về dấu hiệu không bảo đảm an toàn
Cùng ngày, Cục Đường bộ VN cũng đã có báo cáo gửi Bộ GTVT về tình hình sự cố cầu Phong Châu trên QL32C thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Theo Cục Đường bộ VN, cầu Phong Châu nằm tại Km18+300 QL 32C, kết nối huyện Lâm Thao, Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, được đưa vào khai thác sử dụng năm 1995. Lúc bấy giờ cầu thuộc đường tỉnh 314 của địa phương.
Đến năm 1996, đường tỉnh 314 nâng thành quốc lộ 32C tại Quyết định số 533/ĐBVN ngày 21/3/1996 của Bộ GTVT (bao gồm cả cầu Phong Châu) và giao Sở GTVT Vĩnh Phú, nay là Sở GTVT Phú Thọ quản lý. Đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên là Công ty Quản lý, sửa chữa và xây dựng đường bộ Phú Thọ.
Theo báo cáo, cầu Phong Châu có chiều dài gần 376m, gồm 8 nhịp, bề rộng 9m. Trong đó, có 4 nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực 33m, 3 nhịp dàn thép 66 + 64 + 80, nhịp cuối cùng phía Tam Nông là dầm bê tông cốt thép 21m. Cầu bắc qua sông Hồng và có thông thuyền, bị ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm; thời kỳ lũ khoảng từ tháng 6 đến tháng 10.
Về công tác quản lý, bảo trì, hàng năm cầu và tuyến QL32C đều được lập kế hoạch bảo trì, giao vốn thực hiện bảo trì và được Sở GTVT (là chủ đầu tư) tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện bảo trì theo kế hoạch giao. Trong đó, năm 2010 tiến hành sửa chữa lan can cầu, mặt cầu, khe co giãn; Năm 2013, cầu được thay dầm nhịp bê tông cốt thép, thay khe co giãn bằng loại khe răng lược; thảm lại mặt cầu; Năm 2018, cầu được xử lý trụ chống va xô; Năm 2019, đơn vị quản lý xử lý xói lở trụ T6, T7 và năm 2023 thực hiện sửa chữa sơn kết cấu nhịp dầm thép, khe co giãn.
Liên quan đến sự cố sập cầu Phong Châu, theo Cục Đường bộ VN, vào khoảng 10h sáng ngày 9/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây mưa, lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn tác động làm cầu Phong Châu bị đổ trụ T7 và sập 2 nhịp chính T6 và T7 (2 nhịp dàn thép) gác trên trụ T7.
Hiện, chính quyền địa phương, Sở GTVT Phú Thọ và các lực lượng công an, quân đội và các đơn vị liên quan đang khẩn trương, tích cực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm giao thông, tổ chức phân luồng giao thông không đi qua khu vực cầu.
Ngay sau khi nắm bắt được thông tin sự cố cầu Phong Châu, Cục đã cử đoàn công tác đến hiện trường để phối hợp với Sở GTVT Phú Thọ, chính quyền địa phương, các lực lượng thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm giao thông, tổ chức phân luồng giao thông.
Cục cũng gửi công điện đề nghị Sở GTVT Phú Thọ, Khu QLĐB I triển khai các công việc khắc phục sự cố, tổ chức phân luồng để bảo đảm giao thông và các công việc cần thiết khác.
Theo Cục Đường bộ VN, thời gian qua, thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, Cục đã ban hành nhiều công điện và văn bản, yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT.
Tại các văn bản nêu trên, Cục Đường bộ VN đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các công điện của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ GTVT và các văn bản của Cục ĐBVN, đồng thời tổ chức trực phòng, chống cơn bão số 3; thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng cầu nằm trong vùng ảnh hưởng của bão; cầu yếu thì phải theo dõi thường xuyên và xử lý kịp thời khi thời tiết xấu ảnh hưởng đến khai thác đảm bảo an toàn công trình cũng như an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua cầu.
“Đến thời điểm xảy ra sự cố cầu Phong Châu, Cục Đường bộ VN không nhận được báo cáo về dấu hiệu không bảo đảm an toàn đối với công trình cầu”, văn bản của Cục Đường bộ VN nêu rõ.
Về việc kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3, ngày 7/9/2024, Cục trưởng Cục Đường bộ VN cũng đã tổ chức họp trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa Cục, các Khu Quản lý đường bộ và các Sở GTVT nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra.
Cũng trong ngày 9/9, Bộ GTVT đã có chỉ đạo khẩn sau vụ sập cầu Phong Châu. Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Sở Giao thông vận tải Phú Thọ và các cơ quan, đơn vị có liên quan của các bộ, ngành, địa phương khẩn trương điều động nhân lực, phương tiện, thiết bị, vật tư tham gia khắc phục sự cố; tổ chức tìm kiếm cứu nạn; tổ chức phân luồng đảm bảo giao thông và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam khẩn trương thực hiện việc thông báo, công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa theo quy định, tổ chức điều tiết đảm bảo giao thông thủy tại khu vực.
Trước đó, sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo báo cáo sơ bộ của Ủy ban Nhân dân tỉnh, tại thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện gặp nạn (trong đó: 01 xe tải, 2 xe đầu kéo, 01 xe con, 06 xe máy, 01 xe đạp điện); đã cứu, đưa 05 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế.
Tuấn Nguyễn
Tin khác
-
Dự báo thời tiết ngày 16/10: Bắc Bộ dịu mát, có mưa dông vài nơi
-
Ông Đỗ Trọng Hưng thôi làm Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa
-
Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2024
-
Từ 0h ngày 16/10, ngừng cung cấp dịch vụ cho thuê bao 2G Only
-
Cảnh báo về trào lưu "bắt pen" trên mạng xã hội
-
Xuất khẩu tôm liên tục khởi sắc, đạt gần 2,8 tỷ USD trong 9 tháng
Dấu ấn lấn biển và kỳ tích kinh tế của “nước siêu giàu Trung Đông”
(THPL) - Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại...15/10/2024 15:02:43Bàn về sự đồng bộ giữa đào tạo - hướng nghiệp - thi tốt nghiệp THPT với tuyển sinh đại học từ năm 2025
(THPL) - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Thông tư này sẽ bãi bỏ Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT...15/10/2024 14:44:34Thanh Hóa: Khởi tố, bắt giam 2 phó chủ tịch UBND huyện Quảng Xương
(TH&PL) - Cuối buổi sáng ngày 15/10, xác nhận với PV Thương hiệu và Pháp luật, một lãnh đạo UBND huyện Quảng Xương cho biết, cơ quan Công an...15/10/2024 11:36:5115 doanh nghiệp Hà Nội tham gia Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc- Hòa Bình 2024
(THPL) - Tối qua, 14/10, tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình tổ chức Khai mạc Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình năm 2024. Hội...15/10/2024 11:38:32
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Xu hướng tìm kiếm dịch vụ trong thời đại công nghệ - Đâu là giải pháp an toàn?
(THPL) - Trong kỷ nguyên số 4.0, cách thức con người tiệm cận thông tin đã có những thay đổi ngoạn mục. Từ thời đại mà “Google là câu trả lời cho mọi thứ”, giờ đây, hàng loạt nền tảng mới như Facebook, TikTok hay Instagram… đã trở thành kênh thông tin xã hội phổ biến, cung cấp vô số lời khuyên, mẹo vặt và dịch vụ hấp dẫn. Nhưng, liệu những thông tin đó có thực sự đáng tin cậy và chính xác như chúng ta kỳ vọng? Liệu những dịch vụ mà chúng ta tìm thấy có giải quyết được “nỗi đau” của khách hàng hay lại gây thêm rắc rối? - Imagine Dragons sẽ trình diễn trong Supershow 8Wonder tại TP.HCM
- ROX iPark - Thương hiệu thu hút đầu tư FDI
- Mừng 28 năm thành lập, VIB ưu đãi không giới hạn tri ân khách hàng
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Liên tục đổi mới trong phát triển sản phẩm số, Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại I4.0 Awards
(THPL) - Tại lễ biểu dương Top công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2024 (I4.0 Award) vừa diễn ra vào ngày 27/9 tại Hà Nội, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số bất động sản Meey Group đã xuất sắc lọt “Top tổ chức/doanh nghiệp Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo” và “Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh, giải pháp công nghệ công nghiệp 4.0”. - DOJILAND lập hattrick giải thưởng danh giá bậc nhất tại DOT Property Vietnam...
- Dai-ichi Life Việt Nam đạt lợi nhuận hơn 1.100 tỷ đồng, đứng thứ 2 trên...
- Vinamilk là doanh nghiệp FMCG duy nhất 12 năm liền có mặt trong top 50 công ty niêm...