Bước chuyển mình mạnh mẽ của huyện vùng cao biên giới Mường Tè
(THPL) - Vốn là “lõi” nghèo ở vùng Tây Bắc, nhưng nhờ sự quan tâm, đầu tư hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lai Châu thông qua các chương trình, dự án, chính sách, huyện Mường Tè đã có những bước chuyển mình phát triển toàn diện về mọi mặt. Bà con dân bản nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
Tin liên quan
- Dự báo thời tiết ngày 25/12: Bắc Bộ lạnh về đêm và sáng sớm
Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị xem xét loại khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có phù hiệu "XE TAXI"
Thủ tướng đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024
Hoằng Hóa, Thanh Hóa: Sớm hoàn thành các chỉ tiêu đến năm 2030 trở thành thị xã
Đầu đông, khi những đoá dã quỳ trải vàng rực triền đồi này sang triền núi khác trong cái rét ngọt của vùng cao, chúng tôi trở về thăm lại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Con đường dẫn vào trung tâm huyện được trải nhựa phẳng lì, uốn lượn từ trên cao, rồi đổ dần xuống thung lũng bằng phẳng. Không còn đất hoang, đồi trọc, không còn ruộng vườn cằn cỗi, Mường Tè nay đã “chuyển mình”.
Những vạt nương ngô, sắn cao sản trải dài sườn đồi; những thửa ruộng màu mỡ dồi dào nước; những nếp nhà sàn khang trang nằm yên bình bên các con đường rộng rãi, sạch đẹp; chợ trung tâm được nâng cấp với quy mô lớn hơn, với những sản vật đặc trưng của đồng bào dân tộc... Chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay mạnh mẽ nơi đây, tất cả đã tạo nên khung cảnh vùng cao biên giới căng tràn sức sống mới.
Phấn khởi trước những thay đổi của địa phương, ông Đao Văn Khánh, Chủ tịch UBND huyện Mường Tè cho biết: Thời gian qua, việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, các chương trình, dự án, các Chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, nhất là các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Với việc lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, đường sản xuất, nhà văn hoá; hỗ trợ sinh kế cho người dân phát triển kinh tế, nhất là quan tâm đến đời sống của đồng bào các dân tộc ít người. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống mọi mặt cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển: Chương trình 135; Chương trình MTQG 1719; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới… đã trở thành động lực quan trọng để huyện vừa khai thác, phát huy những tiềm năng, lợi thế, vừa góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách lẫn lâu dài đối với mục tiêu phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số, biên giới. Nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành và nhân dân địa phương, tình hình kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Mường Tè đã tập trung phát huy mọi nguồn lực để biến những khó khăn thành lợi thế, đồng hành cùng người dân vượt khó vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Năm 2024, kinh tế của huyện phát triển ổn định, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Giá trị sản xuất các ngành ước đạt 1.952 tỷ đồng, vượt 7,19% mục tiêu Nghị quyết Đại hội. Huyện quan tâm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch; từ đầu nhiệm kỳ đến 30/6/2024, thực hiện duy trì 3 xã (Bum Nưa, Mường Tè, Thu Lũm) đạt chuẩn nông thôn, đạt 50% mục tiêu Nghị quyết Đại hội; bình quân tiêu chí/xã đạt 13,62 tiêu chí/xã, đạt 85,13% mục tiêu Nghị quyết Đại hội. Quan tâm xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP, lũy tích tổng số sản phẩm của huyện được công nhận OCOP đến nay có 19 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, trên địa bàn huyện hiện có 02 điểm bán hàng trưng bày các sản phẩm OCOP tại trung tâm thị trấn Mường Tè và trung tâm xã Thu Lũm.
Bên cạnh đó, hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện cũng được đầu tư đồng bộ. 14/14 xã, thị trấn có đường ô tô nối với trung tâm huyện đạt tiêu chuẩn; 100% bản có đường xe máy hoặc ô tô đi lại thuận lợi. Hạ tầng thủy lợi, cấp nước sinh hoạt được quan tâm đầu tư và nâng cấp, trên địa bàn huyện có tổng số 141 công trình thủy lợi. 100% số bản trên địa bàn toàn huyện được đầu tư công trình nước sinh hoạt; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ các công trình đầu tư là 98%, vượt 3% mục tiêu Nghị quyết Đại hội. Duy trì 14/14 xã, thị trấn có hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; 100% trường lớp học và 92,3% trạm y tế xã được xây dựng kiên cố…
Song song với việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, huyện Mường Tè còn dành nguồn lực ưu tiên cho công tác an sinh xã hội và phát triển giáo dục. Bởi nâng cao chất lượng giáo dục đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của địa phương. Ước thực hiện đến 31/12/2024, toàn huyện có 24/39 đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ 57,23% (đầu năm 2022) xuống còn 36,39% (dự ước hết năm 2024), mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân là 6,95%/năm, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội. Công tác lao động, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện…
Năm nay, gia đình chị Chìn Thị Thắm (xã Bum Nưa, huyện Mường Tè) được hỗ trợ 1 con bò sinh sản từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ khi được hỗ trợ bò sinh sản, gia đình chị Thắm thường xuyên đi cắt cỏ, trồng ngô làm thức ăn cho bò; thực hiện công tác phòng dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại theo hướng dẫn.
Chị Chìn Thị Thắm phấn khởi chia sẻ: “Người dân chúng tôi được hưởng thụ rất nhiều từ các chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước, như: Điện, đường, trường, trạm, đến các mô hình phát triển kinh tế. Năm nay gia đình tôi rất vui khi được hỗ trợ bò sinh sản. Đây là động lực lớn giúp vợ chồng tôi vượt khó vươn lên thoát nghèo. Mong rằng, bò sẽ sinh sản đều để kinh tế gia đình ngày càng khá giả hơn…”.
Trước đây, gia đình ông Lò A Sang, dân tộc Mảng ở bản Pa Thắng, xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, là một trong những hộ thuộc diện nghèo, bởi cuộc sống của 4 nhân khẩu trong gia đình vỏn vẹn trông vào nương ngô, sào ruộng. Tuy nhiên, từ sự hỗ trợ của chính quyền, gia đình ông Sang đã mạnh dạn đầu tư nuôi ong, chăn nuôi trâu bò và cải tiến kỹ thuật canh tác lúa nước, hiện gia đình đã có nguồn thu nhập khoảng 70 triệu đồng/năm.
"Nhờ chính quyền giúp đỡ, gia đình tôi đã thoát nghèo rồi, không ngờ sau bao năm đói nghèo, giờ gia đình lại có được cuộc sống đầy đủ như vậy", ông Sang phấn khởi nói.
Từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án, nhất là các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; cùng với nhiều cách làm sáng tạo phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, huyện Mường Tè hôm nay đã vươn lên, góp sức trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu.
Diện mạo nông thôn địa phương từng bước thay đổi, người dân được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản. Phong trào nông dân thi đua phát triển kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ; phong trào xây dựng đời sống văn hoá cũng được bà con các dân tộc nhiệt tình hưởng ứng; các hủ tục lạc hậu dần được bài trừ, loại bỏ... Người dân ngày càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhiều hộ gia đình bà con dân tộc Thái, Hà Nhì, Mảng, Mông... còn chủ động làm kinh tế, viết đơn xin thoát nghèo, thoát cận nghèo. Đây thật sự là những tấm gương sáng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong hành trình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng bản làng miền biên viễn no ấm, hạnh phúc.
Ông Đao Văn Khánh, Chủ tịch UBND huyện Mường Tè cho rằng, những “trái ngọt” mà huyện vùng cao Mường Tè đạt được là tiền đề vững chắc để địa phương tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ và khẳng định sức sống mới tươi đẹp nơi thượng nguồn sông Đà.
Năm 2025 được coi là năm tăng tốc, bứt phá, tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, huyện Mường Tè nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung sẽ cùng các địa phương trên cả nước tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt của Đảng và Nhà nước. Với tinh thần đoàn kết vượt khó vươn lên, chính quyền và người dân huyện Mường Tè sẽ tiếp tục chinh phục những thử thách, vững bước trong giai đoạn mới. Hòa quyện giữa ý Đảng, lòng dân khiến đồng bào dân tộc ngày càng thêm vững tin bám đất, bám bản, xây dựng đường biên giới ổn định, hòa bình, góp phần bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Trung Kiên
Tin khác
-
Dự báo thời tiết ngày 25/12: Bắc Bộ lạnh về đêm và sáng sớm
-
Trung tâm Y tế huyện Ba Bể: Vững vàng trên trận tuyến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng
-
Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị xem xét loại khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới
-
Dàn sao lần đầu trình diễn trên sân khấu LED lập phương lớn bậc nhất Việt Nam
-
Bắc Ninh đẩy mạnh triển khai Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID
-
Khai mạc lễ hội hoa hướng dương với chuỗi sự kiện lớn nhất trong năm tại Van Phuc City
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có phù hiệu "XE TAXI"
(THPL) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ, trong đó quy định cụ thể về kinh...24/12/2024 15:26:50Thủ tướng đồng ý tổ chức Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024
(THPL) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (tại Văn bản số 09 - TTr/HNDVN ngày...24/12/2024 15:23:32Hoằng Hóa, Thanh Hóa: Sớm hoàn thành các chỉ tiêu đến năm 2030 trở thành thị xã
(TH&PL) - Các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân huyện Hoằng Hóa cần phải thật sự đoàn kết, tiếp...24/12/2024 15:19:25Thanh tra Chính phủ điểm mặt nhiều dự án còn thiếu sót, sai phạm tại Hải Phòng
(THPL) - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hạn chế, thiếu sót, vi phạm của 18 dự án; chủ yếu liên quan công tác quy hoạch, lựa chọn chủ đầu tư,...25/12/2024 07:46:13
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các đối thủ ngoại quốc
(THPL) - Theo các chuyên gia, hai giải thưởng dành cho VF 3 và VF 7 tại Car Awards năm nay không chỉ khẳng định chất lượng vượt trội của xe điện VinFast, mà còn là sự ghi nhận về những thay đổi tích cực xe điện Việt mang tới cho người dùng. - Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
- LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for...
- Người nổi tiếng dùng xe VinFast: Tự hào khi sử dụng sản phẩm của thương...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Sao Thái Dương vinh dự được trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2024
(THPL) - Ngày 18/12/ 2024 – Công ty Cổ phần Sao Thái Dương vinh dự khi được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2024. - Vinh danh 133 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
- VinFast được vinh danh tại hạng mục quan trọng nhất của Giải thưởng...
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá...