Bắc Kạn: Xây dựng mô hình sản xuất quýt theo tiêu chuẩn VietGAP
(THPL) - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Kạn đang cùng với Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương xây dựng mô hình sản xuất quýt bền vững theo hướng VietGAP tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông.
Tin liên quan
Theo báo Bắc Kạn, mô hình sản xuất quýt bền vững theo hướng VietGAP được thực hiện từ tháng 8/2016 đến tháng 8/2018. Mục tiêu của Dự án là ứng dụng quy trình kỹ thuật VietGAP trong canh tác và sau thu hoạch nhằmnâng cao giá trị thương hiệu quýt Bắc Kạn, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường, giúp sản phẩm tiêu thụ ổn định hơn và có cơ hội vươn xa và tạo ra vùng sản xuất bền vững cho sản phẩm quýt Bắc Kạn, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
Sau hơn 1 năm thực hiện, dự án đã hướng dẫn các hộ quy trình chăm sóc, quản lý quýt theo hướng VietGAP, hướng dẫn các hộ ghi chép sổ sách để theo dõi quá trình sản xuất. Kết quả bước đầu cho thấy năng suất trung bình năm tăng từ 15 - 20% so với trước chưa áp dụng mô hình VietGAP, hình thức mẫu mã quả đẹp, vườn quýt thông thoáng, cây ít sâu bệnh hại, ra hoa đậu quả tỷ lệ cao.
Từ mô hình sản xuất quýt thí điểm theo tiêu chuẩn VietGAP, bà con đang nỗ lực duy trì và nhân rộng, giúp cải tạo đất, nâng cao chất lượng quả, nâng cao thu nhập. Đây là mô hình nhân giống cây trồng bao gồm những quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi nhằm đảm bảo sản phẩm, an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sau 4 năm được cấp chỉ dẫn địa lý, sản phẩm quýt Bắc Kạn từng bước khẳng định uy tín trên thị trường. Người dân chủ động hơn trong việc tuân thủ quy trình trồng, chăm sóc cây quýt, mở rộng diện tích, đem lại nguồn thu nhập cao. Đến nay, diện tích trồng cam, quýt toàn tỉnh là 2.400ha, trong đó diện tích đã cho thu hoạch là 1.800ha, sản lượng ước đạt 13.500 tấn/ năm.
Với diện tích và sản lượng như hiện nay thì việc mở rộng tiêu thụ ổn định, lâu dài cho sản phẩm quýt Bắc Kạn là điều hết sức cần thiết. Mặc dù có tiếng là ngon, song thị trường tiêu thụ quýt hiện nay ổn định lại chưa ổn định, vẫn là do tư thương thu gom đem tiêu thụ tại các tỉnh lân cận. Việc tiếp cận và cung ứng cho thị trường lớn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở hệ thống siêu thị, bởi chưa đáp ứng được về những yêu cầu khắt khe về mẫu mã, tiêu chuẩn chất lượng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh - bà Đỗ Thị Minh Hoa nhận định: Cũng giống như một số nông sản đặc trưng của tỉnh, quýt Bắc Kạn đã là sản phẩm hàng hóa nhưng lại thiếu một số yếu tố đáp ứng những yêu cầu khắt khe của hệ thống siêu thị tại các thành phố lớn như: chưa có nhãn hiệu, mã vạch chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm… Do vậy, có được sản phẩm hàng hóa rồi nhưng làm thế nào để xây dựng thương hiệu của sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường lớn là điều cần phải tính.
Theo định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020, tỉnh sẽ cải tạo, trồng bổ sung, thâm canh tăng năng suất 2.300ha cây ăn quả (gồm các loại cây cam, quýt, hồng không hạt, mơ), trong đó, sản xuất theo quy trình VietGAP là 300ha. Để nâng cao giá trị cạnh tranh giúp quýt Bắc Kạn vươn ra thị trường lớn thì phải đi vào canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, đây là hướng đi tất yếu. Sản xuất theo quy trình VietGAP bảo đảm được các vấn đề như: Truy được nguồn gốc sản phẩm; sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Tin khác
-
Hơn 5.500 tấn gạo hỗ trợ người dân 8 tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt 2025
-
Nhạc kịch 'Lửa từ Đất': Khắc họa hành trình cách mạng của Bí thư Hà Nội đầu tiên
-
Giải pháp nào để ngành chè Việt phát triển xứng tầm giá trị?
-
Phú Thọ: Thực hiện đợt cao điểm kiểm tra thị trường trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ
-
Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa
-
Thời tiết dịp Tết Nguyên đán 2025: Miền Bắc mưa rét, miền Nam se lạnh
Hoa Tết Hà Tĩnh hứa hẹn vụ mùa bội thu, mang lại nguồn thu nhập ổn định
THPL - Nhờ xuống giống đúng thời vụ và áp dụng kỹ thuật chăm sóc hiện đại, các vùng trồng hoa Tết tại Hà Tĩnh, đặc biệt là xã Lưu Vĩnh...27/01/2025 19:28:50Kim ngạch xuất khẩu điều Việt Nam vượt mốc 4,3 tỷ USD trong năm 2024
THPL - Năm 2024 đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành điều Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4,3 tỷ USD, tăng 20,2% so với năm...27/01/2025 16:11:03Thị trường hoa Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025: Lan hồ điệp tỏa sắc
THPL - Thời điểm cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường hoa Tết tại Hà Nội trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết, đặc biệt với...27/01/2025 20:38:07Hành trình vững bước của Cường Thành E&C: Từ khởi đầu đến vị thế tiên phong
THPL - Trong dòng chảy thời gian, năm 2018 đánh dấu sự ra đời của Công ty TNHH Thương mại Cơ điện Xây dựng và PCCC Cường Thành (Cường Thành...27/01/2025 20:30:23
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024