01:21 ngày 17/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2018

13:17 31/12/2018

(THPL) - Năm 2018 - một năm nền kinh tế Việt Nam có những diễn biến sôi động với nhiều sự kiện lớn, nhiều vấn đề mới nảy sinh. Dưới đây là những sự kiện kinh tế nổi bật của năm 2018.

1. Tăng trưởng kinh tế cao nhất 10 năm

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2018 tăng 7,08%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Trong đó, ấn tượng là khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản đã đạt mức tăng trưởng cao nhất giai đoạn 2012-2018.

Điều này cho thấy, có sự chuyển đổi ngay trong nội tại ngành nông nghiệp. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực này và là động lực chính của tăng trưởng. Đặt trong bối cảnh những biến động của kinh tế, chính trị thế giới năm 2018 mới thấy rằng, mức tăng trưởng GDP 7,08% của Việt Nam thực sự ấn tượng.

Tăng trưởng kinh tế năm 2018 cao nhất 10 năm. Ảnh minh họa.

2. Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP 

Ngày 12/11/2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan đã được phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV. CPTPP được coi là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba thế giới hiện nay và sẽ được thực thi từ năm 2019. Hiệp định là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, cải cách chính sách theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn.

Với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và sắp tới có thể là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã chuyển đi thông điệp: Việt Nam ủng hộ tự do thương mại và công bằng tới thế giới.

3WEF ASEAN 2018 - Kinh tế số bao trùm

Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018 do Việt Nam đăng cai tổ chức đã diễn ra thành công, thu hút đông đảo các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, thảo luận về những xu hướng lớn trong cuộc cách mạng 4.0.

ASEAN trong đó có Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng để tận dụng những cơ hội mà cách mạng 4.0 mang lại.

4. Phát động phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”: Ngày 20/11/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam". Việc phát động phong trào này nhằm khuyến khích đội ngũ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ và phương thức quản trị hiện đại để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, chinh phục thị trường nội địa với gần 100 triệu dân. Đây cũng là bước đi trong lộ trình xây dựng thương hiệu Việt chất lượng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

5. Tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN: Diễn đàn được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, thu hút sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu với 60 phiên thảo luận hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vì người dân, năng động, vững mạnh, thịnh vượng. Diễn đàn được đánh giá là hội nghị khu vực thành công nhất từ trước đến nay ở khu vực Đông Á trong 27 năm qua.

6. Thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước: Ngày 30/9/2018, tại Hà Nội, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã chính thức ra mắt, tiếp quản 19 đơn vị là các tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Ủy ban sẽ quản lý trên 1 triệu tỷ đồng tổng vốn chủ sở hữu Nhà nước và 2,3 triệu tỷ đồng tổng giá trị tài sản từ các đơn vị, chiếm tới 2/3 tổng tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Ủy ban có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

7. Xét xử hàng loạt đại án kinh tế: Nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế quy mô lớn, gây hậu quả nghiêm trọng tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty Xây lắp dầu khí; Ngân hàng Ocean Bank; Ngân hàng Đông Á; Ngân hàng Xây dựng Việt Nam; Tổng Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) đánh bạc nghìn tỷ qua mạng đã được đưa ra xét xử trong năm 2018. Đối tượng sai phạm dù là cán bộ cấp cao hay doanh nhân đều bị xử lý nghiêm minh. Điều này thể hiện quyết tâm làm trong sạch bộ máy, tạo điều kiện và môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch trong phát triển kinh tế - xã hội.

8. Việt Nam lần đầu tiên ra mắt xe ô tô thương hiệu Việt: Ngày 2/10/2018, lần đầu tiên Việt Nam có hai thương hiệu ôtô được giới thiệu tại Paris Motor Show 2018 -Triển lãm ôtô danh giá nhất thế giới. Hai mẫu xe của VinFast đã được tổ chức ôtô hàng đầu châu Âu Autobest vinh danh là “Ngôi sao mới” của ngành công nghiệp thế giới. Sự kiện đã giúp điền tên Việt Nam lên bản đồ công nghiệp chế tạo ôtô toàn cầu.

9. VN INDEX chinh phục mốc 1200 điểm

Vào ngày 4/9/2018 với mức tăng 4,73 điểm - tương đương 0,36% chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam Vn Index đã đatk mức đỉnh của năm với 1204,33 điểm.

Tuy nhiên ngay sau khi đạt mức đỉnh mới thì chỉ số này ngay lâp tức quay đầu và thậm chí Vn Index đã để mất mốc 900 điểm vào tháng 7/2018 và tháng 10/2018 trước khi hồi phục nhẹ vào tháng 12/2018.

10. Uber rút khỏi thị trường Việt Nam và cuộc chiến giữa Taxi truyền thống và Taxi công nghệ

Uber bán mình cho Grab, sau đó hàng loạt các ứng dụng gọi xe mới ra đời như Go-Viet, FastGo 

Vụ kiện tụng giữa VinaSun và Grab kéo dài cũng gây nhiều sự chú ý. Mặc dù Grab, Uber đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2014 nhưng mãi đến 2018, cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ mới xảy ra nảy lửa hơn bao giờ hết.

Minh An

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu