09:11 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam tăng cường ký kết Hiệp định thương mại tự do FTA

15:17 09/11/2018

(THPL) - Việc Việt Nam tăng cường ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) không chỉ đơn thuần là mở cửa, hội nhập với thị trường quốc tế mà còn giúp cải thiện cán cân thương mại.

Ngày 8/11, Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 với chủ đề “Tạo thuận lợi thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp” đã được tổ chức thành công tại Khách sạn REX (quận 1, TP. HCM). Diễn đàn do Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế phối hợp cùng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đồng tổ chức nhằm cung cấp thông tin hội nhập, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến trình tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp thành phố.

Diễn đàn có sự tham dự của hơn 300 đại biểu, bao gồm đại diện đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành hàng, các Viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí.

HHH
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương có những chia sẻ trong Diễn đàn hội nhập kinh tế quốc tế TP.HCM 2018.

 

Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương cho biết, thời gian qua Việt Nam đã tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tính đến hiện tại, Việt Nam đã tham gia 17 FTA, trong đó có 10 FTA đã ký và có hiệu lực, 2 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực, 2 FTA đã kết thúc đàm phán và 3 FTA đang đàm phán.

Việt Nam tăng cường ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) không chỉ đơn thuần là mở cửa, hội nhập với thị trường quốc tế mà còn giúp cải thiện thâm hụt thương mại. Ông Khanh chia sẻ, nếu trước năm 2007 Việt Nam chỉ mới ký kết được 2 FTA, thì sau thời điểm này có nhiều FTA song phương và đa phương khác đã được ký kết. Việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 là lý do cho sự phát triển này.

Ngành dệt may chính là minh chứng điển hình cho lợi ích của FTA đối với tình hình xuất khẩu. Khi tham gia WTO, thuế quan áp dụng với hàng may mặc thành phẩm trung bình là 25%, nhưng khi FTA ký kết, mức thuế quan giảm chỉ còn trung bình 0-5%.

Tuy nhiên, việc ký kết nhiều FTA cũng nâng cao sức cạnh tranh cho nhiều doanh nghiệp. Đây là sức ép để các doanh nghiệp thay đổi bản thân và cũng không cần lo ngại quá mức.

Ông Khanh cũng đánh giá: “Việt Nam đang “ngồi trên đống vàng” với thị trường hơn 90 triệu dân, đó là niềm mơ ước của không ít doanh nghiệp nước ngoài”. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam dường như lại quên đi thị trường nội địa tiềm năng này. Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ càng rõ nét, hàng rào kỹ thuật ở các nước tăng lên khi hàng rào thuế quan giảm theo các FTA thì các doanh nghiệp nên quay lại thị trường trong nước.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu