23:56 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Tỷ phú Thái Charoen tăng mua Vinamilk và nhắm đến Sabeco

08:21 10/12/2017

(THPL) - F&N Dairy Investment PTE Ltd, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam –Vinamilk (VNM) vừa thông báo đăng ký mua vào hơn 21,76 triệu cổ phiếu VNM. Theo đó, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 8/12 đến 5/1/2018 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Theo tạp chí Nhịp cầu đầu tư, nếu việc mua vào thành công, cổ đông trên sẽ nâng sở hữu tại VNM từ hơn 237,48 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 16,36% lên 259,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 17,86%. Trước đó, từ ngày 06/11 đến 05/12, F&N Dairy Investment cũng đăng ký mua vào hơn 21,76 triệu cổ phiếu VNM, nhưng kết quả chỉ mua được hơn 4,73 triệu cổ phiếu để nắm giữ 16,36% vốn của VNM nói trên.

Con trai và con gái của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi hiện nay đang điều hành ThaiBev (giá trị vốn hóa 4 tỉ USD, 40% thị phần, sở hữu Fraser & Neave - F&N) và TTC Land (thuộc TTC Group, 60.000 nhân công, đa ngành thực phẩm, nông nghiệp, tài chính bảo hiểm).

charoen-sirivadhanabhakdi_91631899
Tỷ phú Thái Charoen tăng mua Vinamilk, nhắm đến Sabeco tại thị trường Việt Nam. Ảnh: The Straits Times.

Nhiều năm qua, gia tộc này đã đầu tư vào một số thương hiệu lớn của Việt Nam theo nhiều tỉ lệ sở hữu khác nhau: Vinamilk (sở hữu hơn 16%), Metro Cash & Carry (100%), Phú Thái (65%), Khách sạn Melia Hà Nội (65%) và chuỗi cửa hàng tiện lợi B’Mart.

Gia tộc Charoen đang đặt nhiều tham vọng vào việc tăng sở hữu trong Vinamilk, lên gần 18% được thông qua vào đầu năm 2018 (F&N của Charoen hiện nay là cổ đông lớn thứ hai tại Vinamilk và đang đăng ký mua thêm cổ phiếu để tăng tỉ lệ sở hữu). Đồng thời, gia đình tỷ phú Thái cũng đang được coi là ứng cử viên sáng giá trong thương vụ mua cổ phần của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - mã SAB), đang chiếm 40,9% thị phần bia Việt Nam.

Nếu điều này xảy ra cũng đồng nghĩa với việc hai công ty mạnh nhất ngành nước uống thuộc sở hữu Nhà nước là Vinamilk và Sabeco đều có sự hiện diện của gia tộc người Thái gốc Hoa này.

Thị trường bia Việt Nam đang rất tiềm năng với tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ cao (2000-2014: 8,4% CAGR) nhờ vào thu nhập tăng trưởng nhanh và dân số trẻ. Kỳ vọng thu nhập đang tăng cũng là một yếu tố thúc đẩy ngành khi tiêu thụ bia phụ thuộc vào mức giá và thu nhập của người tiêu dùng.

Dù người Việt ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho các dòng bia cao cấp, nhưng chi tiêu bia trên thu nhập ở Việt Nam hiện nằm ở mức tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực. Cụ thể, mức chi tiêu cho 0,5 lít bia ở Việt Nam chiếm 0,58% thu nhập/tháng, so với mức 0,9% và 1,04% của Thái Lan và Malaysia. Việt Nam đã chính thức lọt vào Top 10 thị trường lớn nhất thế giới xét về dung lượng bia tiêu thụ. Dự báo, năm 2017, thị trường bia Việt Nam sẽ cán mốc tiêu thụ 4 tỉ lít.

Theo VnEconomy, ông chủ F&N, tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi không ngừng thực hiện các thương vụ lớn tại Việt Nam, vì vậy ngoài Vinamilk thì Sabeco có lẽ là cái tên sáng giá nhất nằm trong tầm ngắm của ông Charoen.

Bên cạnh việc đầu tư vào lĩnh vực tiêu dùng, vị tỷ phú người Thái Lan còn rất chú trọng đến hai mảng kinh doanh khác là bán lẻ và bất động sản.

Vì vậy, việc công ty F&N Dairy Investments của ông mua "hụt" trong đợt chào bán 3,3% cổ phần VNM hồi tháng 11, khiến giới đầu tư thắc mắc về điểm đến tiếp theo của khoản tiền đầu tư này.

Với vị thế của mình, ông Charoen nói riêng và F&N nói chung đang có khẩu vị lựa chọn những doanh nghiệp tốt và có tiềm năng tăng trưởng dài hạn tại Việt Nam để đầu tư.

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nằm trong top đầu khu vực một vài năm qua, dân số xấp xỉ 100 triệu dân, đất nước hình chữ S trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong khu vực và trên thế giới.

Với nền tảng dân số trẻ và tầng lớp trung lưu tăng ngày càng nhanh khiến Việt Nam trở thành thỏi nam châm hút các khoản đầu tư lớn vào thị trường tiêu dùng, nhà ở và mua sắm…

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu