01:33 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Nông dân ĐBSCL lại ồ ạt mở rộng diện tích nuôi cá lóc

11:22 29/12/2017

(THPL) - Gần hai tuần qua, giá cá lóc tăng mạnh khiến nông dân ĐBSCL ồ ạt mở rộng diện tích.

Theo báo điện tử VOV,  gần hai tuần qua giá cá lóc tăng mạnh, nông dân lại ồ ạt mở rộng diện tích nuôi. Hiện cá lóc thương phẩm mua tại ao có giá từ 38.000 đến 40.000đ/kg, người nuôi có lãi từ 8.000 đến 10.000đ/kg, nhưng ít có cá để bán. Nguyên nhân giá cá lóc tăng cao là do thiếu hụt nguồn cung, không phải do thị trường được mở rộng. Vì suốt thời gian dài người nuôi cá luôn bị lỗ nặng, khiến diện tích nuôi giảm mạnh.

Anh-2
Nuôi cá lóc ở ĐBSCL. (Ảnh: Lao động)

Chỉ tính riêng tại Trà Vinh, kể từ đầu năm đến nay, địa phương chỉ thả nuôi gần 60ha, tức giảm hơn 100ha so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khi giá cá tăng lên nông dân lại đổ xô thả cá bất chấp hạ tầng phục vụ sản xuất hạn chế vì nằm ngoài quy hoạch. Trước tình hình như vậy, ngành chuyên môn Trà Vinh khuyến cáo người dân chỉ thả rải vụ để tránh lặp lại tình trạng được mùa mất giá.

Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Trà Cú, địa phương có diện tích nuôi các lóc lớn nhất tỉnh Trà Vinh cho biết, hệ thống thủy lợi không đáp ứng được nguồn nước cấp cũng như nước thải, có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Phòng Nông nghiệp huyện Trà Cú vận động bà con nơi có điều kiện thì tiến hành sản xuất, còn những nơi nào không có điều kiện nên hạn chế nuôi.

Trong khi đó, theo báo Lao động, toàn tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 222 ha nuôi cá lóc, tăng 15 ha so với cùng kỳ năm trước; trong đó, huyện Trà Cú có diện tích nuôi cá lóc nhiều nhất tỉnh, với khoảng 720 hộ thả nuôi hơn 141 ha.

Hiện giá cá lóc loại I được thương lái mua tại ao đã tăng 4.000 đồng/kg so với tuần trước.  Việc tăng giá là do từ giữa năm 2017 giá cá tra giống tăng cao, một số diện tích ao nuôi cá lóc lớn đã chuyển sang nuôi cá tra giống, số khác do thua lỗ đợt trước nên đã treo ao dẫn đến khan hàng. 

Trong khi đó, chỉ tính riêng 2 xã xã Phú Thành và xã Lục Sĩ (huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) đã có gần 80 hộ dân nuôi cá lóc. Do giá cá giảm nên người dân nơi đây đã thua lỗ 2 vụ liên tục. Trong đó, có nhiều hộ thiếu nợ ngân hàng không còn khả năng trả. Thậm chí có người bán đất để trả nợ vay mượn.

Ngoài ra, nhiều hộ nuôi cá lóc ở các địa phương như Đồng Tháp, Trà Vinh, Hậu Giang,…cũng ngậm “trái đắng”. Phần lớn nguyên nhân dẫn việc giá cá bán ra giảm liên tục là vì nguồn cung tăng từ việc nuôi dân nuôi tự phát. Trước đây, giá cá lóc tăng cao, một số nơi thu lợi nhiều nên sau đó, việc thả nuôi loại cá này trở thành phong trào rầm rộ.

Để tháo gỡ khó khăn cho người dân, ngành chức năng các địa phương đã hỗ trợ cho người dân máy sấy để làm khô cá lóc bán dần. Dù vậy, việc tiêu thụ loại khô cá này cũng chưa nhiều, thương hiệu vẫn chưa có. Phần lớn diện tích nuôi cá lóc hiện nay là nhỏ, lẻ. Khi thua lỗ, nhiều hộ dân đã chọn cách bỏ ao,  không nuôi tiếp hoặc chuyển sang nuôi cá tra. Thế nhưng, việc này lại tiềm ẩn một nỗi lo khác bởi đầu ra con cá tra cũng không dễ hơn cá lóc…

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu