08:58 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

An Giang: Sản xuất nông nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu

17:17 30/11/2017

(THPL) - Tỉnh An Giang đang tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu bền vững, dựa trên thế mạnh về lúa và cá tra, đồng thời phát triển ngành du lịch xanh...

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, ông Thiều Vĩnh An - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh An Giang, ước tính tổng diện tích gieo trồng cây lúa năm 2017 của tỉnh An Giang đạt gần 649.200ha, giảm gần 20.000ha, trong đó các vụ Mùa, vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Thu Đông đều giảm diện tích, đồng thời diện tích hoa màu gieo trồng được hơn 60.000ha, tăng nhẹ so với cùng kỳ, diện tích gieo trồng cây lúa giảm chủ yếu do chuyển sang mục đích khác như trồng cây ăn quả, nuôi thủy sản, do đo đạc lại diện tích.

16-13-07_nh_1_-_n_ging_thuc_hien_tccnn_thich_nghien_bdkh
An Giang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu. Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Theo ông Trần Anh Thư - Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, diện tích gieo trồng cây lúa giảm do chuyển dịch sang cây trồng, nuôi thủy sản khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tổng sản lượng lúa cả năm đạt xấp xỉ 4 triệu tấn, giảm gần 40.000 tấn, nhưng giá trị sản xuất tăng, ước tính giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt mức 160 triệu đồng/ha.

Hiện nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đang hướng tới sản xuất bền vững, ngoài kế hoạch sản xuất cây lúa hàng năm để đảm bảo kế hoạch lương thực, xu hướng chuyển dịch sang các cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được nông dân ưa chuộng.

Trong sản xuất cây lúa, tỉnh An Giang đã chú trọng đến việc sản xuất lúa gạo an toàn, nâng chất lượng và tính hiệu quả trong việc trồng lúa như giảm diện tích sản lượng lúa, tăng diện tích sản lượng cây lúa nếp, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Năm 2017, riêng sản lượng cây lúa nếp đã đạt gần 1,1 triệu tấn, tăng 271.500 tấn so năm trước, mặt khác sản xuất lúa nếp, với yêu cầu về bảo đảm giống tốt, sản xuất theo quy trình an toàn, sạch bệnh, và thị trường tiêu thụ luôn thuận lợi với giá cả luôn đứng ở mức cao so với sản xuất lúa gạo thông thường. Tuy nhiên để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất bền vững, tỉnh An Giang đã thực hiện chặt chẽ việc quy hoạch vùng sản xuất lúa nếp tại huyện Phú Tân và thường xuyên kiểm soát các địa phương “xé rào” sản xuất do sức hút của thị trường.

Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, trong sản xuất cây lúa hàng năm, xu hướng hình thành chuỗi liên kết sản xuất từ khâu cung cấp giống chất lượng cao đến khâu thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm, chế biến xay xát và xuất khẩu đang được nhiều nông dân lựa chọn. Theo thống kê, mỗi năm trên địa bàn tỉnh có trên 35.400ha đất sản xuất 2 vụ thực hiện chuỗi liên kết sản xuất mang lại hiệu quả cao cho nông dân.

Ngành nông nghiệp An Giang đang tổ chức thực hiện liên kết với Tập đoàn Lộc Trời để xây dựng thương hiệu lúa gạo của tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sản phẩm lúa gạo ra thị trường ngoài nước.  Trong nhiều năm qua tại tỉnh An Giang, Tập đoàn Lộc Trời đã xây dựng và vận hành hai nhà máy chế biến xay xát gạo với công suất là 200.000 tấn/năm/nhà máy.

Các nhà máy gắn liền với vùng nguyên liệu tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành và xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn cùng các địa phương khác gần nhà máy với phương thức: Tập đoàn Lộc Trời liên kết SX với hộ nông dân để cung cấp sản phẩm cho nhà máy. Tập đoàn cung cấp cho nông dân giống lúa tốt để áp dụng quy trình SX an toàn cho sản phẩm gạo sạch...

Trong các năm qua, nông nghiệp An Giang đánh dấu bước chuyển biến từ chuyển dịch diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn trái, mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Năm 2017 tổng diện tích cây ăn trái trên 15.800ha, tăng 19,2% (tương đương tăng 2.552ha so cùng kỳ), trong đó diện tích cây ăn trái tăng chủ yếu trên địa bàn huyện Chợ Mới. Diện tích cây ăn trái đã cho thu hoạch sản phẩm trên 11.700ha.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Bí thư Huyện ủy Chợ Mới cho rằng, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang hình thành vùng cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái là hướng đi đúng của huyện. Chợ Mới đang hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững bằng hình thành các HTX  trồng xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tưới nhỏ giọt. Hiện toàn huyện đã hình thành các vùng trồng xoài tập trung, với các giống chất lượng cao như xoài Đài Loan, xoài Cát Hòa Lộc. Kế hoạch nâng diện tích xoài đạt tiêu chuẩn VietGAP đến năm 2018 là 500ha.

Tri Tôn là huyện miền núi có đông bà con dân tộc Khmer sinh sống, với điều kiện đất đai khí hậu có 6 tháng mùa mưa và 6 tháng là mùa nắng nóng. Kinh tế của huyện trước đây chỉ trông chờ vào trồng lúa, nuôi bò với quy mô nhỏ lẻ, bấp bênh. Năm 2017 đánh dấu bước chuyển tích cực của huyện, khi có nhiều doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi gia súc với quy mô lớn bằng công nghệ tiến tiến. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho huyện Tri Tôn trong phát triển nền kinh tế bền vững, thân thiện với môi trường, mang lại lợi ích tích cực cho bà con.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu