19:49 ngày 18/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Xuất khẩu gỗ, sản phẩm từ gỗ dần hồi phục và mở rộng thị trường tới Ấn Độ và Trung Đông

18:15 16/09/2023

(THPL) - Theo ghi nhận thị trường, từ tháng 5/2023 xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đang dần hồi phục; đặc biệt giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Ấn Độ, Trung Đông ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh trong 8 tháng đầu năm.

Kể từ năm 2020 dưới sự ảnh hưởng của dịch COVID 19 cùng xu hướng phát triển kinh tế chung của toàn cầu ngành xuất khẩu gỗ của nước ta chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, hàng tồn nhiều dẫn đến kinh tế giảm sút thậm chí phá sản.

Trong 8 tháng qua, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,5 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,7 tỷ USD, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, từ tháng 5/2023 đến nay, tình hình xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đã có những tín hiệu phục hồi khả quan, bình quân mỗi tháng có thể đạt trên 1,2 tỷ USD/tháng. Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ có thể đạt thêm 6 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023 lên khoảng 14 -14,5 tỷ USD.

Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 8, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 15% so với tháng 7 nhưng giảm 9% so với tháng 8/2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 840 triệu USD, tăng 12% so với tháng 7 nhưng giảm 6% so với tháng 8/2022.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đang dần hồi phục. Ảnh minh họa

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tới các thị trường chính vẫn trong xu hướng giảm do lạm phát và suy thoái ở các nước kéo dài, ảnh hưởng nặng đến sức mua, buộc doanh nghiệp ngành gỗ phải tìm kiếm thị trường mới như Ấn Độ, Trung Đông…

Theo đó, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Ấn Độ ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2023, đạt 65 triệu USD, tăng 266% so với cùng kỳ năm 2022.

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất cũng cho biết nhập khẩu đồ nội thất tại các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) có mức tăng trưởng hơn 45%/năm, trong khi các quốc gia ở khu vực này gần như không sản xuất đồ nội thất. Đây được xem là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ khai thác trong thời gian tới.

Thông lệ hàng năm, nhu cầu tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ sẽ có xu hướng tăng mạnh vào cuối năm, khi thị trường nhà ở hoàn thiện và nhu cầu thay thế nội thất gia tăng để đáp ứng mùa lễ hội. Cùng với đó, tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU hàng tồn kho đang giảm và nhu cầu nhập khẩu dự kiến sẽ tăng là cơ hội để các doanh nghiệp ngành gỗ đón nhận đơn hàng trong những tháng tới.

Đỗ Khuyến(T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu