02:04 ngày 28/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Xuất khẩu gỗ hướng đến mục tiêu 13 tỷ USD

10:59 25/11/2020

(THPL) - Năm 2020, dù ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, tuy nhiên dự kiến giá trị xuất khẩu lâm sản vẫn sẽ đạt khoảng 13 tỷ USD, cao hơn mục tiêu Thủ tướng giao là 12,5 tỷ USD. Hiện Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, nhiều năm qua kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng trưởng khá nhanh trên 10%/năm, chủ yếu sản phẩm gỗ. Điểm đáng chú ý là, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ tăng rất nhanh, vài năm gần đây duy trì từ 30-46%, cao hơn nhiều tỷ lệ tăng của sản phẩm gỗ.

Tính đến tháng 11/2020, tổng trị giá xuất khẩu đã đạt được 11,7 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với con số 10,1 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.

Theo báo Hải quan, mặc dù cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT từ Chính phủ đến các bộ, ngành đều chủ động có hỗ trợ như có chính sách về tín dụng, giãn thuế, giãn thời gian nộp tiền sử dụng đất… Chính sách không phải phát huy tác dụng ngay vì luôn có độ trễ nhưng đã tạo ra nguồn sức mạnh lớn, niềm tin cho các doanh nghiệp.

Xuất khẩu gỗ hướng đến mục tiêu 13 tỷ USD (ảnh minh họa)

Báo Kinh tế và Đô thị cho hay, tại cuộc họp báo về chuỗi sự kiện kỷ niệm 75 năm ngành lâm nghiệp Việt Nam (1945 – 2020) tổ chức chiều 24/11, Tổng cục lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã thông tin về một số thành tựu phát triển trong 75 năm qua. Theo đó, ngành lâm nghiệp hiện đang thu hút khoảng trên 20 triệu lao động, đặc biệt đã thu hút được các nguồn lực xã hội thông qua dịch vụ môi trường rừng với trung bình 1.600 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2013 - 2019 để chi trả đến từng người dân.

Ngoài ra, ngành lâm nghiệp đang phát huy lợi thế, phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu lâm sản, năm 2020 dự kiến giá trị xuất khẩu đạt khoảng 13 tỷ USD, chiếm trên 26% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Từ năm 1990 đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng tăng thêm 14,7%, tương đương 5,6 triệu ha rừng.

Kết quả này tạo đà để ngành lâm sản hướng tới đạt con số xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025. Để đạt được 20 tỷ USD, mỗi năm tới cần tăng bình quân 1,4 ỷ USD, đây là điều có thể đạt được, tuy nhiên kết quả không tự nhiên mà đến.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn phân tích, thứ nhất, nếu không giải quyết tốt vấn đề thị trường quốc tế thì không còn dư địa để tăng trưởng xuất khẩu, nhất là các thị trường lớn. Hiện nay, trị giá xuất khẩu lâm sản của Việt Nam đã đạt trên 6% tổng trị giá xuất khẩu ngành hàng này trên toàn cầu, mục tiêu là muốn tăng lên ở mức 10%.

Thứ hai, muốn đảm bảo đạt được con số xuất khẩu 20 tỷ USD, phải đảm bảo có 50 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn vào năm 2025. Nếu chỉ có rừng trồng với tỷ trọng gỗ nhỏ phục vụ sản xuất dăm là chính, khả năng nhập khẩu dư địa không nhiều thì nguyên liệu trong nước phải tăng lên thêm nữa. Cụ thể như, gỗ nguyên liệu từ rừng trồng phải đạt khoảng 30 triệu m3 vào năm 2025; đồng thời cố gắng duy trì, gia tăng nhập khẩu nguyên liệu từ các thị trường có uy tín, chứng chỉ…

Thứ ba, ở góc độ thu hút đầu tư, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư nhưng cũng phải có giải pháp về vốn, công nghệ, tối thiểu phải có đất để tạo ra khu công nghiệp.

Minh Đức (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu