Xuất khẩu giúp Việt Nam hồi phục kinh tế hậu COVID-19
(THPL) - Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khu vực kinh tế trong nước vẫn tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 8 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng cao 15,3%; nhập khẩu đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng ước tính nhập siêu 11,9 tỷ USD.
Tin liên quan
» S&P Global Ratings: Việt Nam đứng thứ 2 về tốc độ phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19
» Việt Nam và những điều chỉnh để trở thành nền kinh tế hiệu suất cao
» Triển vọng phục hồi tích cực của nền kinh tế Việt Nam
2020 - năm mục tiêu kép của Việt Nam vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa nỗ lực phát triển kinh tế
8 tháng kể từ khi ghi nhận 2 ca dương tính với COVID-19 đầu tiên, cùng với 2 lần vượt qua đỉnh dịch vào tháng 4 và tháng 7, Việt Nam không ngoại lệ khi bị ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, với ghi nhận 1.077 dương tính, tuy nhiên chúng ta vẫn kiên định thực hiện mục tiêu kép: vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa nỗ lực phát triển kinh tế. Nỗ lực chống dịch của Việt Nam được báo chí nước ngoài đánh giá: “Việt Nam nổi lên như một câu chuyện thành công lớn trong cuộc chiến trước đại dịch COVID-19”.
Trong tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố Báo cáo cập nhật triển vọng phát triển Châu Á (ADO) 2020 trong đó dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương ở mức 1,8% trong năm 2020 và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021. Dự báo này mang đến nhiều tín hiệu lạc quan bởi ADB dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) các nước khu vực Châu Á đang phát triển sẽ suy giảm 0,7% trong năm 2020, sau đó sẽ tăng trở lại và đạt mức 6,8% trong năm 2021..
Từ đầu năm tới nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài giảm 13,7%. Tuy nhiên, theo Cục Đầu tư nước ngoài, mặc dù đầu tư nước ngoài 8 tháng qua giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái, song xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thì kết quả này đã khả quan và tích cực hơn nhiều quốc gia khác.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2019 ghi nhận đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore là top 3 nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với 15.273 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 17,68 tỷ. Theo sát là Đài Loan, Hồng Kông, Quần đảo Virgin, Trung Quốc. Các nước trong khối liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ cũng là những quốc gia đang quan tâm đầu tư vào các dự án nổi bật tại Việt Nam trong thời gian tới.
Sự kiện Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) được đánh giá là một điểm sáng trong quá trình phục hồi kinh tế Việt Namtrong tình hình ảm đạm của kinh tế thế giới trong đại dịch.
Bên cạnh đó, Đại dịch COVID-19 cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản - ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị, nhà ở… cùng khoảng 50 ngành nghề khác như sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, vận chuyển, môi giới…
Tuy nhiên trong nguy thì luôn có cơ, mặc dù thị trường “đóng băng” nhưng giá dự án không giảm sâu trừ một số khách sạn nhỏ tại vài địa phương, thậm chí có phân khúc giá tăng nhẹ.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có xu hướng gia tăng do lợi thế cạnh tranh của Việt Nam được nâng lên rõ rệt, làn sóng dịch chuyển doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc và một số nước sang Việt Nam đang diễn ra và doanh nghiệp trong nước, nhất là nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang quan tâm đến việc xây dựng các KCN gắn với khu đô thị mới, có thể kể tới các tập đoàn Boeing, Chevron, AIG, Exxon Mobil, General Electric (GE) đã khiến cho bất động sản công nghiệp trở thành phân khúc được đánh giá là có tiềm năng lớn.
Ngoài những địa điểm đầu tư quen thuộc là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… nhà đầu tư bắt đầu dịch chuyển sự quan tâm về các khu vực đang đón sóng công nghiệp mạnh mẽ như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, kéo theo đó là sự gia tăng vốn đầu tư vào hàng loạt các yếu tố về hạ tầng, logistic, dịch vụ… Minh chứng rõ nhất là vừa qua, các nhà đầu tư EU đề nghị đầu tư 1 tỷ USD vào dự án logistics cảng biển Cái Mép Hạ tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thị trường xuất khẩu - động lực thương mại quan trọng nhất giúp phục hồi nền kinh tế
Ở chiều ngược lại, theo Tổng cục Hải quan, chính sách thuế ưu đãi mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và một số hiệp định khác mang lại đã tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
Chỉ tính riêng trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 3,78 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU đạt 25,92 tỷ USD, tăng gần 600 triệu USD so với bình quân 7 tháng đầu năm.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU, trong đó một số nông sản đã xuất khẩu sang EU như: tôm nước lợ, cà phê, chanh dây, gạo…Nhiều mặt hàng khác như điện thoại và linh kiện, máy móc thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ… cũng đang kỳ vọng lớn.
Theo Ông Terence Alford, Giám đốc Phòng Thị trường Vốn và Dịch vụ Đầu tư Colliers International tại Việt Nam: “Một trong những động lực thương mại quan trọng nhất giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi trong 6 đến 12 tháng tới là thị trường xuất khẩu. EVFTA mới được ký kết vào tháng 8 năm 2020, sau hơn 10 năm đàm phán, sẽ hỗ trợ thêm cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam ra ngoài khu vực ASEAN. Goldman Sachs dự đoán GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ nằm trong khu vực 2,5% đến 2,7%, đây là mức ấn tượng trong thời điểm khủng hoảng y tế toàn cầu năm 2020. Goldman Sachs dự báo tăng trưởng GDP trên 8% cho năm 2021 nhờ vào tác động tích cực của EVFTA về thị trường xuất khẩu và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Sự cải thiện của thị trường xuất khẩu và GDP tăng sẽ giúp hỗ trợ và tạo cơ sở cho nền kinh tế Việt Nam tích cực cán cân thương mại. Nguồn vốn tài chính bổ sung được tạo ra sẽ tạo ra tính thanh khoản hơn trong hệ thống ngân hàng và nguồn cung tiền thặng dư sẽ thâm nhập vào thị trường tài trợ bất động sản cho phép các nhà đầu tư và phát triển bất động sản có cơ sở để đảm bảo nguồn vốn ngân hàng cạnh tranh và với lãi suất ngân hàng ít bị thổi phồng hơn”.
Tạ Văn Thành
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt