Xã "mất nóc", làng bị "xóa sổ" sau bão số 10
(THPL) – 100% ngôi nhà dân ở xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đều bị tốc mái, vỡ ngói sau cơn bão số 10 đi qua. Người dân đùa nhau rằng: cả xã “mất nóc”.
Tin liên quan
Cao Quảng là xã miền núi vùng sâu, vùng xa của huyện Tuyên Hóa. Đường đi vào xã Cao Quảng rất khó khăn do phải qua dãy núi Cao Mã ngoằn nghoèo, dốc đứng. Nếu đi xe ô tô theo đường QL 12 phải đi theo đường tỉnh 559 từ thị xã Ba Đồn đi lên với quãng đường gần 30km.
Do tích chất địa hình đồi núi xen lẫn khe suối, nên khi có thông tin bão số 10 siêu mạnh sẽ đi vào địa bàn, chính qyền địa phương đã phân chia thành các tổ công tác xuống các thôn quyết liệt di dời dân đến chỗ nhà kiên cố, công trình đảm bảo an toàn. Bão tan, người an toàn, nhưng tài sản chỉ còn đống đổ nát.
Xã Cao Quảng có 606 nóc nhà, sau khi bão số 10 đi qua, cả 606 ngôi nhà đều bị hư hỏng, chủ yếu là nhà mái ngói. Trong đó có 33 ngôi nhà bị hư hỏng nặng và tốc mái hoàn toàn, 300 ngôi nhà bị thiệt hại nặng.
Ngôi nhà của anh Mai Anh Tuấn (thôn Sơn Thủy) chỉ còn lại 4 bức tường. Ảnh: Infonet
Chị Phan Thị Thìn (thôn Sơn Thủy) đang cho con nhỏ ăn cháo trưa trong ngôi nhà trống hoác tràn ánh nắng chia sẻ trên Infonet: “Lúc bão, tôi cùng 3 đứa con phải dắt díu nhau sang nhà hàng xóm tránh trú. Giờ trong nhà ướt hết, nên có thím bên xóm mới mang cháo qua cho 3 đứa con ăn. Những ngày sắp tới cũng không biết làm sao để lợp lại nhà”.
Ngôi nhà là chỗ trú ngụ, sinh hoạt và ổn định cuộc sống người dân, nên khi nhà bị bão làm hư hỏng khiến người dân hết sức lo lắng.
Ông Mai Xuân Tuyên- Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Cao Quảng cho biết: “Bão tàn phá kinh khủng quá, ngoài sự quyết liệt của chính quyền bắt buộc người dân di chuyển đến chỗ an toàn để tránh trú. Các tổ xung kích đưa người già, người có nhà tạm lên trú tránh ở các trường học, ủy ban xã và trạm y tế. Tuyên truyền các hộ tìm sang nhà hàng xóm kiên cố trong thời gian bão tới. Qua bao trận bão trước, người dân cũng ý thức cao, nhưng sức tàn phá bão lần này là quá mạnh, nhà dân ở đây đều bị thiệt hại cả”.
“Địa phương hư hỏng 60.000 viên ngói, 1.250 tấm Pibroximang, 90.000m2 tôn lợp và 25.000 viên gạch Blô. Ngoài ra thiệt hại về nông nghiệp và lâm nghiệp lên tới 45 tỉ đồng, trong đó rừng sản xuất của bà con là hơn 43 tỉ đồng”, ông Tuyên cung cấp thông tin.
Người dân xã Cao Quảng sống chủ yếu dựa vào trồng rừng sản xuất, nhưng cơn bão số 13 đã cướp sạch tài sản họ một lần, 4 năm sau bão số 10 lại xóa sạch rừng gần cho thu hoạch. Biết khi nào người dân nơi rẻo cao này nhà “có nóc” trở lại, và ổn định được cuộc sống làm ăn đang là nỗi trăn trở lớn của chính quyền địa phương nơi đây.
Một ngôi làng khác ở tỉnh Hà Tĩnh cũng bị bão số 10 “xóa sổ” sau khi đi qua. Đó là làng chài Nam Hải (xã Cẩm Nhượng, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nay lổn nhổn gạch, ngói xi măng, xà gồ, khung sắt... Thay vì đi biển hay ra chợ buôn bán hải sản, người dân tất bật dọn dẹp nhà cửa sau bão Doksuri.
"Nát, nát hết cả rồi", ông Dương Văn Dũng (52 tuổi) thốt lên khi chứng kiến hơn 20 ngôi nhà, quầy hàng bán hải sản của người dân sống tập trung sát đê biển Cẩm Nhượng bị bão san phẳng. Chài lưới, ngư cụ, giường chiếu, chăn màn, bàn ghế... tất cả đều hư hỏng.
Đánh giá cơn bão này "chưa từng gặp", ông Dũng bảo trưa qua tới giờ không muốn ăn uống gì bởi tiếc của. Đầu tư hàng trăm triệu đồng xây nhà hàng buôn bán hải sản, nay mất hết. Nhìn hai đứa con đang nhặt nhạnh từng vật dụng cá nhân dưới đống gạch, người đàn ông 52 tuổi ứa nước mắt.
300 hộ dân ở thôn Nam Hải đều bị hư hại do bão. Trong đó, hơn 20 ngôi nhà nằm giáp biển Cẩm Nhượng của các hộ dân chuyên sống bằng nghề chài lưới, buôn bán hải sản bị san phẳng.
Trưởng thôn Lại Lý Luận cho biết trên Vnexpress, chính quyền đang tập trung khắc phục, trước mắt sẽ cấp điện, nước, sau đó là dựng lại nhà cửa để giúp bà ổn định cuộc sống.
Hùng Lâm (T.H)
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt