00:14 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Vùng nguyên liệu là vướng mắc lớn với dệt may của Việt Nam

Quốc Cường | 09:48 23/07/2020

(THPL) - Theo quy định trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) để hàng dệt may Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi, thì sản phẩm đó phải được dệt tại Việt Nam, hoặc EU và cắt may tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế hiện tại nhiều doanh nghiệp dệt may của Việt Nam vẫn chưa minh bạch được vấn đề về vùng nguyên liệu.

Trong khoảng thời gian cao điểm dịch COVID-19, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn tìm được đơn hàng sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ y tế. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam đã cơ bản không chế thành công dịch COVID-19 nên nhu cầu về khẩu trang vải đã hoàn toàn dư thừa. Tại Châu Âu, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu trang nhưng không bán được nên họ cũng dừng nhập hàng. Chỉ còn thị trường Mỹ vẫn có đơn hàng nhập khẩu trang vải đối với những doanh nghiệp có chứng nhận EC và FDA, nhưng cũng chỉ kéo dài tới khoảng hết tháng 10/2020.  Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang quay lại với những sản phẩm chính của mình, phục vụ thị trường ngành thời trang xuất khẩu.

Tuy nhiên, theo dự báo gần đây từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hoạt động dệt may cũng có rất ít khả năng phục hồi 100% cho đến cuối năm 2020. Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ đơn hàng nào đối với các mặt hàng cao cấp, veston, còn đối với các sản phẩm "uniform" như quần áo bảo hộ lao động, đồng phục, dự kiến có thể giữ được độ ổn định khoảng 80%, sơ mi, quần tây, quần áo đồ nữ các loại khả năng hồi phục là khoảng 60%, thời trang cao cấp nữ hồi phục 50%, quần áo trẻ em các loại khả năng hồi phục khoảng 65%.

EVFTA yêu cầu vải phải được dệt tại Việt Nam hoặc EU và cắt may tại Việt Nam

Theo thống kê, EU chiếm 34% tổng nhập khẩu hàng dệt may thế giới, tuy nhiên Việt Nam cũng chỉ có 2,2% thị phần trong đó. Dù vậy, đối với Việt Nam EU vẫn là thị trường tiêu thụ dệt may lớn thứ 2 (chiếm 16,3% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019)

Khi EVFTA có hiệu lực, 43% mặt hàng được loại bỏ thuế nhập khẩu ngay lập tức, các mặt hàng còn lại được giảm thuế về 0% theo lộ trình từ 4 đến 6 và 8 năm, đó là cơ hội lớn nhưng cũng đặt dệt may Việt Nam vào một bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu dệt may.  EVFTA quy định rất khắt khe về nguyên liệu và quy trình sản xuất. Nguyên tắc để hàng dệt may Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA yêu cầu vải phải được dệt tại Việt Nam, hoặc EU và cắt may tại Việt Nam. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa minh bạch được vấn đề về xuất xứ vùng nguyên liệu.

Theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, để giải quyết được vấn đề nêu trên, Chính phủ cần sớm ban hành Quy hoạch phát triển ngành tới năm 2040 gồm cả dệt may và da giày. Trong đó đặt trọng tâm vào việc xây dựng các khu công nghiệp dệt may có xử lý môi trường, nước thải hiện đại, để chu trình dệt - nhuộm – may hoàn tất được đầu tư phát triển, đóng góp vào nguồn cung toàn cầu và giảm bớt phụ thuộc nhập khẩu, tận dụng tối đa ưu đãi từ EVFTA. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài về công nghệ dệt nhuộm sợi đáp ứng các chuẩn quốc tế về môi trường, đặt nhà máy tại Việt Nam để tận dụng nguồn cung vải tại chỗ, thay vì phải xuất sợi sang Trung Quốc rồi nhập vải hoặc sợi nhuộm ngược lại. Cùng với đó là những chính sách thuế với hàng hóa nhập khẩu, nguyên liệu nhập khẩu,  cũng như  một số quy định liên quan đến chính sách cho người lao động cần được cải thiện phù hợp với các cam kết trong EVFTA,  phát triển thị trường lao động bền vững, hài hòa, mang lại lợi ích đồng thời cho cả người lao động và doanh nghiệp.

Quốc Cường

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu