Vợ lĩnh án 30 tháng tù treo, chồng vẫn tiếp tục làm nhái "Sa tế tôm ngon Thuận Phát"
Sản phẩm "Sa tế tôm ngon Thuận Phát" có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu “Thuận Phát” đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Lực lượng quản lý thị trường thu giữ trên 28.000 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm để xác minh, làm rõ.
Tin liên quan
Xét xử vụ đưa, nhận hối lộ tại Công ty CP cấp nước Ninh Thuận
Thanh Hóa: Nguyên Chủ tịch UBND huyện bị đình chỉ sinh hoạt đảng
Thanh Hoá: Bắt nhóm tội phạm lập Website giả mạo ngân hàng chiếm đoạt tài sản
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Trưởng Công an huyện Mường Lát
Hà Tĩnh: Bắt kế toán trưởng Công ty TNHH XD TM Giang Nam lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo thông tin từ Tổng cục quản lý thị trường, Bộ Công Thương, sau hơn 2 tháng mật phục, chiều tối ngày 11/11, Cục nghiệp vụ quản lý thị trường phối hợp với Cục quản lý thị trường Hà Nội và Cục quản lý thị trường Bắc Ninh chia thành hai tổ đồng loạt ập vào xưởng sản xuất và kho chứa hàng hoá là sản phẩm sa tế có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu “Thuận Phát” tại địa chỉ Thôn Yên Khê, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội và căn nhà tạm, không có biển hiệu tại ngõ Cổng Dền, phường Phù Lưu, TP. Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

Địa chỉ "thôn Yên Khê, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội" là địa điểm đăng ký kinh doanh của hai công ty gồm: Công ty TNHH chế biến và sản xuất sa tế tôm ngon Thuận Phát và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thắng Phát. Cả hai công ty đều do ông Nguyễn Văn Bằng (sinh năm 1979) đứng tên đại diện theo pháp luật, đồng thời là chủ sở hữu.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này ngổn ngang dây chuyền sản xuất theo hình thức không khép kín với các trang thiết bị vật tư như: nồi hơi, nồi nấu, nồi xay, nồi san chiết, máy dán nắp, máy hàn nilon và một lượng lớn vỏ hũ cùng hàng vạn tem, nhãn đựng trong các bao tải và các cuộn tròn chưa sử dụng.
Kiểm đếm thực tế, lực lượng quản lý thị trường đã ghi nhận trên 21.000 lọ sa tế tôm mang nhãn hiệu "Thuận Phát" đã được đóng thành phẩm trong 187 thùng carton, xếp ngay ngắn phía ngoài cổng nhà, sẵn sàng cho việc vận chuyển đi tiêu thụ.
Các sản phẩm đều có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu "Thuận Phát" đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Cùng thời điểm này, Tổ công tác tại Bắc Ninh cũng đã bất ngờ kiểm tra kho chứa hàng hoá tại số 21, ngõ Cổng Dền, phường Phù Lưu, TP. Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh do bà Đặng Thị Nga làm chủ. Thời điểm lực lượng chức năng đến kho hàng, hoạt động kinh doanh vẫn đang diễn ra bình thường.

Kiểm tra cho thấy, bên cạnh rất nhiều các mặt hàng gồm tương ớt, giấm gạo là hàng sản xuất trong nước có đầy đủ nhãn hàng hoá theo quy định, phát hiện 62 thùng "Sa tế tôm ngon Thuận Phát" với tổng cộng gần 7.000 hũ sa tế tôm ngon Thuận Phát của Công ty TNHH chế biến và sản xuất sa tế tôm ngon Thuận Phát.
Toàn bộ số hàng hoá chưa qua sử dụng, tuy nhiên chủ cơ sở chưa xuất trình được hoá đơn chứng từ liên quan. Cũng giống các sản phẩm tại thôn Yên Khê, xã Yên Thường, các sản phẩm này đều có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu "Thuận Phát" đã được đăng ký bảo hộ.
Theo hồ sơ của chủ công ty, giấy phép kinh doanh lần đầu, Công ty TNHH chế biến và sản xuất sa tế tôm ngon Thuận Phát có địa chỉ tại thôn Yên Khê, xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội.
Tuy nhiên, trên trong đăng ký kinh doanh thay đổi lần 1 vào tháng 5/2021, Công ty này lại thay đổi trụ sở chính tại địa chỉ "35/21 Đường TL30, Phường Thạnh Lộc, quận 12 thành phố Hồ Chí Minh", mặc dù cơ sở sản xuất và đóng gói sản phẩm vẫn ở địa chỉ thôn Yên Khê, xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội.
Tại cơ quan chức năng, ông Nguyễn Văn Bằng, Chủ sở hữu Công ty TNHH chế biến và sản xuất sa tế tôm ngon Thuận Phát lý giải, việc đổi địa điểm trụ sở chính vào thành phố Hồ Chí Minh để tiết kiệm các chi phí về nhân công, giảm giá thành vận chuyển,…
Theo phản ánh của Công ty Luật ALIAT - đại diện chủ thể quyền của Công ty cổ phần Marico South East Asia - Chủ sở hữu của nhãn hiệu "Sa tế tôm ngon Thuận Phát", địa điểm này không có dấu hiệu của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngay sau đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Song điều đáng quan tâm ở vụ việc này, trước đó, đầu năm 2019, lực lượng chức năng đã bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất thực phẩm tại thôn Yên Khê, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội bắt quả tang 19 công nhân đang vận hành máy móc và đóng gói các sản phẩm sa tế giả nhãn hiệu Thuận Phát dưới sự chỉ đạo của Lý Thị Quy - vợ của ông Nguyễn Văn Bằng, chủ sở hữu Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thắng Phát.
Tại đây, lực lượng chức năng đã thu giữ 5.400 lọ sa tế thành phẩm mang nhãn hiệu Thuận Phát cùng toàn bộ nguyên vật liệu, 200 lọ sa tế chưa thành phẩm, các công cụ phương tiện phục vụ việc sản xuất sa tế giả.
Với số lượng hàng hóa bị bắt giữ, Lý Thị Quy đã bị Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội xét xử, tuyên án 30 tháng tù treo theo bản án số 88/2019/HS-ST ngày 30/07/2019 với tội danh sản xuất hàng giả là thực phẩm. Như vậy, đến thời điểm này vợ của ông Bằng vẫn đang trong thời gian thi hành án treo.
Kim Sinh
Tin khác
Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD để nhập khẩu ngô và đậu tương
Bộ Tài chính sẽ cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu
Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Bạc Liêu: Ngăn chặn thành công 3,5 tấn tôm sú ướp lạnh có chứa tạp chất
Mitsubishi triệu hồi hơn 70.000 xe Outlander Sport vì lỗi động cơ
Quy định dán thẻ ETC khi đăng kiểm ô tô gây nhiều ý kiến trái chiều
Vinamilk – 10 năm liền góp mặt trong top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam
(THPL) - 10 năm trước, Forbes Việt Nam lần đầu tiên thực hiện Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. Trải qua một thập kỷ, đã có...16/08/2022 15:37:35Nghệ An – Điểm đến tiếp theo trên bản đồ du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam
(THPL) - Kinh tế phát triển, hạ tầng giao thông đồng bộ, cùng tiềm năng phát triển du lịch là lực đẩy đưa bất động sản nghỉ dưỡng...16/08/2022 15:12:17Sẽ tiêm miễn phí vaccine phòng cúm, bệnh do phế cầu và ung thư cổ tử cung
(THPL) - Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP của Chính phủ về lộ trình tăng số lượng vaccine trong...16/08/2022 15:15:03Huyền thoại thiết kế Philippe Starck – Người tạo nên những không gian khách sạn kinh điển
(THPL) - Là nhà thiết kế đương đại có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới, cái tên Philippe Starck đã trở thành thương hiệu và những sản...16/08/2022 19:13:11
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Tập đoàn Austdoor: Phát triển bền vững bằng các hoạt động tạo giá trị chia sẻ (CSV)
(THPL) - Ngày 12/8/2022 tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo "Chiến lược CSR/CSV Doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển bền vững", Tập đoàn Austdoor tham dự với vai trò chia sẻ kinh nghiệm của Doanh nghiệp đang tích cực định hướng phát triển bền vững thông qua các hoạt động, chương trình Tạo giá trị chia sẻ (CSV). - Tập đoàn Bảo Việt và VNPT ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
- “Bí mật” hút khách của bánh trung thu thủ công Vinpearl Luxury Landmark 81
- WinCommerce khai trương siêu thị WinMart đầu tiên tại thành phố Vũng Tàu
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
T&T Group, SHB hợp tác chiến lược với Vietnam Airlines và Đường sắt Việt Nam
(THPL) - Ngày 12/8, tại Hà Nội, với sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công thương Singapore, Bộ Công thương và Bộ GTVT Việt Nam, Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR). Công ty T&Y SuperPortTM - liên doanh giữa T&T Group và Tập đoàn YCH (Singapore) cũng ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Vietnam Airlines và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. - NovaGroup đón nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022” do...
- Nam A Bank - Hai lần liên tiếp nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất...
- Bảo Việt (BVH): Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững 2022