13:42 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

VNPT Đồng Nai bị tố cáo sai phạm trong việc tham gia đấu giá và bàn giao tài sản

Huy Quang | 16:43 18/04/2022

(THPL) - Mới đây, Tạp chí Thương hiệu và Pháp Luật nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc về việc: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ và Vận tải Hiếu Lộc, Công ty TNHH Thiệt bị điện Tuấn Thịnh, Công ty TNHH Thương mại thép Sơn Lộc, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ HD Thăng Long tố cáo VNPT Đồng Nai vi phạm pháp luật trong việc đưa ra điều kiện trái pháp luật về việc tham gia đấu giá và bàn giao tài sản.

Theo Đơn tố cáo, 04 công ty trên là khách hàng quan tâm đấu giá các lô tài sản của VNPT Đồng Nai trong những năm 2019 đến nay. Cụ thể như: Lô cáp đồng thu hồi các loại hư hỏng đã qua sử dụng, tổng số lượng bao gồm vỏ nhựa 100.496 kg quy đổi theo định mức tập đoàn VNPT, số lượng 51.826kg do Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Đồng Nai tổ chức đấu giá ngày 16/12/2021; Lô cáp đồng thanh lý của VNPT Đồng Nai do Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Đồng Nai tổ chức đấu giá. Theo thông báo Đấu giá tài sản số 60/TB.ĐGTS ngày 27/09/2021 và Quy chế đấu giá do Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Đồng Nai ban hành, tài sản được đưa ra đấu giá cụ thể là tổng số cáp thu hồi, bao gồm vỏ nhựa 27.146 kg quy đổi theo định mức tập đoàn VNPT, số lượng 14.774 kg; Lô cáp đồng thu hồi các loại hư hỏng đã qua sử dụng, tổng số lượng bao gồm vỏ nhựa 136.019 kg quy đổi theo định mức của Tập đoàn VNPT, số lượng 74.345 kg của VNPT Đồng Nai do Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Đồng Nai tổ chức vào ngày 14/12/2021…

Một phần đơn tố cáo VNPT Đồng Nai vi phạm pháp luật trong việc đưa ra điều kiện trái pháp luật về việc tham gia đấu giá và bàn giao tài sản.

04 công ty trên đã mua hồ sơ để tiến hành xem tài sản theo hồ sơ mời tham gia đấu giá, đồng thời đăng ký tham gia đấu giá. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu quy chế đấu giá thấy rằng VNPT Đồng Nai đưa điều kiện trái pháp luật về việc tham gia đấu giá và bàn giao tài sản.

Chia sẻ với PV, ông Ngô Ngọc Hoài Sơn – Giám Đốc Công ty TNHH Thương mại thép Sơn Lộc cho biết: “VNPT Đồng Nai chỉ cho phép những khách hàng đã xem tài sản và đăng ký tên trên biên bản xác nhận xem tài sản đấu giá tham gia đấu giá. VNPT Đồng Nai không chấp nhận bất cứ đề nghị nào liên quan đến việc cân, đo, đông, đếm, đánh giá lại giá trị tài sản đưa ra bán đấu giá sau khi kết thúc cuộc đấu giá. Khách hàng phải ký giao nhận đầy đủ trước khi nhận tài sản trúng đấu giá”.

Để có thông tin đa chiều, khách quan tới bạn đọc, PV của Tạp chí Thương hiệu và Pháp luật đã liên hệ VNPT Đồng Nai, ông Nguyễn Thanh Liêm – Phó Giám Đốc VNPT Đồng Nai cho biết: “Khách hàng đăng kí tham gia đấu giá đã xem tài sản đấu giá, đã hiệu rõ về thực trạng số lượng, chất lượng của tài sản trước khi tham gía. Tài sản đấu giá được niêm phong trước sự chứng kiến của khách hàng và được lưu giữ, quản lý trong kho, có hàng rào, có bảo vệ 24/24 nên không thể xảy ra tình trạng thiếu hụt, mất mát. Khi bàn giao tài sản thì còn nguyên niêm phong nên đảm bảo không có sự thay đổi về số lượng, chất lượng tài sản. Cụ thể, VNPT Đồng Nai bán tài sản theo hiện trạng số lượng, chất lượng, chuẩn loại thực tế tại kho, khách hàng đấu giá sẽ xem trực tiếp tài sản và theo biên bản sát nhận tài sản đấu giá thì xem như không có bất kì khiếu nại thắc mắc về hiện trạng số lượng, chất lượng, chủng loại của tài sản. VNPT Đồng Nai sẽ bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá mà không được cân, đo, đông, đếm lại tài sản mà vẫn tiến hành bàn giao nguyên lô theo hiện trạng đã được niêm phong. Khách hàng sẽ được ký biên bản bàn giao đầy đủ trước khi nhận tài sản trúng đấu giá. Trong trường hợp, khách hàng phát hiện thiếu hụt tài sản bàn giao VNPT vẫn sẵn sàng hợp tác để tìm hiểu làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm. VNPT Đồng Nai sẽ phối hợp với khách hàng để xử lý, bảo vệ quyền lợi khách hàng và phù hợp với các quy định liên quan. Ví dụ VNPT Đồng Nai sẽ bù đắp lại số lượng hoặc giảm trừ giá trị tương đương khối lượng thiếu hụt”.

Để có thông tin đa chiều, khách quan đến bạn đọc, PV của Tạp chí Thương hiệu và Pháp luật đã liên hệ VNPT Đồng Nai

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Phượng – Giám Đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Vận Tải Hiếu Lộc cho rằng: “Thực tế tài sản bán đấu giá được tập kết thành đống ngoài trời tại kho của VNPT Đồng Nai thuộc khu công nghiệp Amata. Tại thời điểm xem tài sản đấu giá thì không có niêm phong, cũng không có bảo vệ. Do đó, trường hợp khách hàng trúng đấu giá sau khi nhận bàn giao tài sản đấu giá đã bị hao hụt rất nhiều về số lượng. Cụ thể, năm 2021 Công ty TNHH Kim loại màu Trường Phát là đơn vị trúng đấu giá đã làm đơn khiếu nại đến VNPT Đồng Nai về việc phát hiện thiếu hụt tài sản đấu giá: Không có cáp loại cỡn 0,65 như danh sách đã được niêm yết khi đấu giá”.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty TNHH Thiết bị điện Tuấn Thịnh còn bức xúc: Thậm chí, tại thời điểm 2019 – 2020, VNPT Đồng Nai còn đưa thêm điều kiện: “Khách hàng phải có hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với VNPT Đồng Nai mới được đăng kí tham gia đấu giá”.

Giải thích về vấn đề này, ông Liêm cho biết: “Giai đoạn 2019 -2020 trong quy chế đấu giá có yêu cầu như trên. Tuy nhiên từ năm 2021 trở đi, nhận thấy nội dung này chưa phù hợp với quy định hiện hành nên VNPT Đồng Nai cũng đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Đồng Nai loại trừ điều kiện này ra khỏi quy chế đấu giá và thực thế trong giai đoạn phát triển hiện nay thì lúc nào cũng luôn có khoảng trên 30 khách hàng đăng kí tham gia đấu giá và các cuộc đấu giá diễn ra vẫn đảm bảo công khai, minh bạch và đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan. Đây là một điểm cần rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện việc này. Thật ra VNPT Đồng Nai cũng không rành về việc đấu giá nên thuê một đơn vị đứng ra tổ chức đấu giá là Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Đồng Nai”.

Dưới gốc độ pháp lý, Luật sư Trần Minh Cường – Giám đốc điều hành Công ty luật Solution & Partners (S&P), Đoàn Luật sư TP. HCM nhận định: Căn cứ vào Điểm c, Khoản 2, Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016 (cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng kí tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá) và Khoản 3, Điều 38 về đăng kí tham gia đấu giá (ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản không được đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá). Do đó, khách hàng phải có hợp đồng mua bán tài sản đấu giá mới được đăng kí tham gia đấu giá sẽ ảnh hưởng đến số lượng khách tham gia đấu giá ít, giá trả không thể có điều kiện cạnh trang leo thang, có thể có dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản theo Điểm c, Khoảng 1, Điều 218 của Bộ Luật hình sự (thông đồng, dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động đấu giá tài sản) dẫn đến vi phạm quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 của bộ Luật hình sự.

Như vậy, theo 04 công ty mua tài sản đấu giá trên đều khẳng định sau khi xem tài sản đấu giá thì không được niêm phong và sau khi đấu giá thành công thì VNPT Đồng Nai không cho kiểm đếm số lượng, chủng loại... Vậy tại sao khi chào bán có ghi rõ số lượng, chủng loại tài sản nhưng khi mua lại không được kiểm đếm? Việc nhiều đối tác từng mua đấu giá tài sản của VNPT Đồng Nai làm đơn khiếu nại khi phát hiện hao hụt nhiều tấn cáp sau khi cân lại sẽ được xử lý như thế nào? Phải chăng, VNPT Đồng Nai đưa ra quy định này nhầm đẩy khách hàng vào thế "mua 10 được 5" cũng phải chấp nhận? Ai là người được lợi sau khi bàn giao tài sản đấu giá bị thiếu hụt là câu hỏi cần được trả lời?.

"còn nữa" 

Huy Quang

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu