20:19 ngày 25/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Vĩnh Phúc: UBND huyện Vĩnh Tường ‘đẩy’ doanh nghiệp bên bờ phá sản?

10:51 16/06/2020

(THPL) – Một doanh nghiệp bên bờ phá sản vì chính quyền mượn đất để làm đường, nhưng UBND huyện Vĩnh Tường không giải quyết cấp sổ đỏ sau khi tái định cư.

Mới đây, Thương hiệu và Pháp luật nhận được phản ánh của ông Nguyễn Văn Chiến (Tân Tiến, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) về việc chính quyền chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thửa đất tái định cư khiến doanh nghiệp tư nhân của ông đang có nguy cơ phá sản.

Năm 2017, sau khi được các cơ quan, ban nghành của huyện vận động, thuyết phục, gia đình ông chiến đã giao nhà và 2 thửa đất cho nhà nước để làm tỉnh lộ 304. Tuy nhiên, sau khi tái định cư cho gia đình thì chính quyền địa phương vẫn chưa cấp sổ đỏ.

Theo ông Chiến, tháng 9/2017, sau khi được các cơ quan, ban nghành của huyện vận động, thuyết phục, tôi đã giao nhà và 2 thửa đất cho nhà nước để làm tỉnh lộ 304 (đoạn từ QL2a vào trung tâm huyện Vĩnh Tường). Các cấp chính quyền đều hứa hẹn sẽ trả lại đất tái định cư cho các hộ dân sớm nhất. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần chúng tôi đề nghị từ xã, huyện và tỉnh Vĩnh Phúc thì mới được giao đất tái định cư vào năm 2019.

Ngày 24/7/2019, UBND huyện Vĩnh Tường cử cán bộ đến để cắm mốc giới và giao đất tái định cư cho tôi tại khu đồng Bảng Trắng (Tân Tiến, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Tôi đã nhận vị trí đất được giao nhưng không có văn bản, giấy tờ thủ tục pháp lý nào kèm theo.

Chờ đợi quá lâu, tôi đã nhiều lần đến UBND huyện, UBND tỉnh để hỏi và nhận được câu trả lời là ‘đang làm thủ tục để cấp sổ đỏ’. Tuy nhiên, đến nay đã 1 năm, chính quyền địa phương vẫ chưa giải quyết.

Theo giải thích của cán bộ UBND huyện thì hồ sơ, thủ tục hành chính của huyện đã làm xong và gửi lên tỉnh. UBND tỉnh đã có chỉ đạo các sở, ban nghành làm thủ tục, nhưng hồ sơ không thể giải quyết được do đất mà UBND huyện Vĩnh Tường đã giao cho gia đình tôi hiện nay lại liên quan đến Công ty BĐS Thăng Long (thuộc Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn). Doanh nghiệp này không hợp tác thì sẽ không thể cấp sổ đỏ cho gia đình tôi, ông Chiến nói.

Ông Chiến bày tỏ, chúng tôi không hiểu việc này liên quan gì tới Công ty BĐS Thăng Long? Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc cấp sổ đỏ cho tôi ra sao?

Bên cạnh đó, gia đình tôi đang thờ cúng mẹ Việt Nam anh hùng và nhiều Liệt sỹ khác là bố, anh, em của tôi. Từ khi chính quyền mượn đất để làm đường thì gia đình không có nơi thờ cúng người đã khuất.

Ngoài ra, trước khi cho nhà nước mượn đất để làm đường, gia đình tôi đã thế chấp nhà cửa và 2 thửa đất (đã mượn làm đường-PV) tại ngân hàng để hoạt động doanh nghiệp. Nay nhà tôi đã bị phá để làm đường nên ngân hàng đã đóng băng khoản vay của doanh nghiệp và không cho gia hạn khoản vay.

Gia đình tôi đã phải mượn nhiều tài sản là sổ đỏ của anh em họ hàng để thế chấp vay vốn tại ngân hàng nhằm tiếp tục hoạt động doanh nghiệp. Nếu không có tài sản thế chấp thay thế (đã mượn làm đường-PV) và 2 thửa đất thì ngân hàng sẽ chấm dứt cho vay và yêu cầu phải trả toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi đối với khoản vay trước đó.

Văn bản chuyển đơn của Văn phòng Chính phủ gửi UBND tỉnh Vĩnh Phúc để giải quyết đơn của ông Nguyễn Văn Chiến theo thẩm quyền. Thế nhưng, nhà chức trách tỉnh này vẫn chưa có động thái nào để tháo gỡ vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp.

Từ đó tới nay, doanh nghiệp bị đình trệ, cũng đứng bờ phá sản. Bởi để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, phần lớn số vốn đầu tư là các khoản vay thế chấp tài sản, ông Nguyễn Văn Chiến thông tin.

Đại diện UBND xã Tân Tiến xác nhận ông Nguyễn Văn Chiến thuộc diện gia đình chính sách. Hiện nay, gia đình ông Chiến chưa có nơi ở cụ thể. Khi làm đường 304, UBND huyện mượn đất của ông và đang trong quá trình làm thủ tục cấp sổ đỏ.

Cũng theo đại diện UBND xã Tân Tiến, sổ đỏ của gia đình ông Nguyễn Văn Chiến đã thế chấp tại ngân hàng để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do ông làm chủ.

PV đã liên hệ với UBND huyện Vĩnh Tường, nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời. Trước những phản ánh nói trên, liệu UBND huyện Vĩnh Tường có ‘đem con bỏ chợ’ để rồi đẩy doanh nghiệp bên bờ vực phá sản? Liệu UBND tỉnh Vĩnh Phúc , UBND huyện Vĩnh Tường sẽ có giải pháp tháo gỡ “nốt thắt” ra sao?

(còn tiếp...)

Minh Quang

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu