Vietnam Airlines với khoản lỗ khủng tại Jetsar Pacific
(THPL) - Trách nhiệm cá nhân đối với khoản lỗ lên tới hơn 4.000 tỷ đồng của hãng hàng không Jetstar Pacific, trong đó Vietnam Airlines là cổ đông chính, chiếm tới 68% cổ phần.
Tin liên quan
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
» Vụ 4 tấn hàng lậu bị bắt giữ ở TP. HCM: Vietnam Airlines có tiếp tay cho sai phạm?
» Nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines dương tính với Covid-19
» Vietnam Airlines hạn chế tần suất bay giữa Việt Nam và châu Âu từ ngày 25/3
Khoản lỗ khủng
Vừa qua, Vietnam Airlines đã thống nhất với Qantas đổi tên Jetstar Pacific thành Pacific Airlines. Theo đó, Tập đoàn Qantas thống nhất bàn giao 30% cổ phần tại Jetstar Pacific cho Vietnam Airlines để tái cơ cấu lại hãng hàng không giá rẻ này.
Năm 2006, Chính phủ chuyển giao 86,49% cổ phần của Vietnam Airlines tại Pacific Airlines cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sau khi doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính này được thành lập.
Sau đó 1 năm, Tập đoàn Qantas (Australia) trở thành đối tác của SCIC khi mua lại 18% tại Pacific Airlines. Giai đoạn 2008 đến 2012, Qantas hoàn tất việc mua 30% cổ phần tại Pacific Arilines để trở thành cổ đông chiến lược. Pacific Airlines được đổi tên thành Jetstar Pacific. Giai đoạn 2008 - 2009, Jetstar Pacific báo lỗ tới gần 700 tỷ đồng trên doanh thu chỉ 1.700 tỷ đồng.
Từ 2012, SCIC bắt đầu bàn giao cho Vietnam Airlines. Trong thời điểm bàn giao này Jetstar Pacific lỗ ròng 2.400 tỷ. Và sau khi bàn giao cho Vietnam Airlines, đến 2014 đã lãi được 8 tỷ và 2015 lãi 112 tỷ.
Đến năm 2016, hãng báo lỗ sau thuế gần 900 tỷ. Năm 2017 lỗ hoạt động kinh doanh 1.000 tỷ đồng. Tính tới cuối năm 2017, lỗ lũy kế của Jetstar đã lên tới trên 4.286 tỷ đồng, vượt qua cả vốn điều lệ của công ty.
Làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ các khoản đầu tư vào Jetstar Pacific chưa bảo toàn và phát triển vốn, kết quản kinh doanh thua lỗ và mất an tài chính doanh nghiệp, phải trích lập phòng đầu tư tài chính vào Jetstar Pacific lũy kế đến 2018 theo giá trị vốn đầu tư trên báo cáo tài chính là 632,874 triệu đồng.
Theo Kiểm toán Nhà nước cho rằng, tăng cường giám sát đặc biệt và kiểm tra đối với đơn vị có kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, có dấu hiệu mất an toàn về tài chính, không bảo toàn được vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật. Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan, có giải pháp phù hợp và xin ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đầu tư vào Jetstar Pacific và phương án tái cơ cấu tại K6 ( K6 – Hãng hàng không Campuchia Angkor Air - PV) đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn Nhà nước.
Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan đến những sai sót, tồn tại đã nêu tại Biên bản kiểm toán và tổ chức kiểm điểm trách nhiệm theo quy định pháp luật.
Điều đáng nói là, có hai cá nhân nguyên là lãnh đạo của Jetstar Pacific lại được điều động trở lại Vietnam Airlines và được bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo. Cụ thể là ông Dương Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Jetstar Pacific và ông Lê Hồng Hà, nguyên Tổng giám đốc Jetstar Pacific. Hiện hai cá nhân này đang là Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines.
Bộ giao thông đã yêu cầu Vietnam Airlines có báo cáo cụ thể về trách nhiệm của từng cá nhân để xảy ra xự việc trên.
Thanh Hân (t/h)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt