12:55 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Vụ 4 tấn hàng lậu bị bắt giữ ở TP. HCM: Vietnam Airlines có tiếp tay cho sai phạm?

14:05 19/06/2020

(THPL) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM vừa kiểm tra và tạm thu giữ hơn 4 tấn hàng không hóa đơn chứng từ được vận chuyển trên chuyến bay của Vietnam Airlines. Ngay sau vụ việc, Vietnam Airlines đã có những “giải thích” của riêng mình, dường như muốn "rũ bỏ" liên quan cần có? Tuy nhiên, dù lý do nào được đưa ra, nói riêng trách nhiệm quản lý buông lỏng của Vietnam Airlines, cần phải được xem xét thực sự nghiêm túc.

4 tấn hàng hóa nhập lậu

Trong hai ngày 15 và 16/6/2020, Đội QLTT số 3, (Cục QLTT TP Hồ Chí Minh) đã tiến hành khám xét phương tiện vận tải, đồ vật tại Kho hàng quốc nội Vietnam Airlines (sân bay Tân Sơn Nhất).

Phát hiện 4 tấn hàng không có hoá đơn, chứng từ trên máy bay. Ảnh: DMS

Qua đó, cơ quan QLTT đã kiểm tra toàn bộ các kiện hàng thuộc vận đơn 73845261742 trên chuyến bay VN1820 là 168 kiện hàng hóa (hơn 4 tấn hàng) gồm quần áo, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em. Qua quá trình khám xét, Đội QLTT số 3 đã quyết định lập biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật đối với ông Mai Ngọc Duẩn, nhân viên Công ty TNHH TM DV vận tải YES.

Tại thời điểm kiểm tra, ông Mai Ngọc Duẩn không xuất trình được bất cứ hóa đơn chứng từ liên quan đến lô hàng trên, chính vì vậy Cục QLTT TP Hồ Chí Minh đã tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hóa, đồng thời chuyển về kho tang vật để kiểm đếm thực tế mặt hàng, chủng loại, số lượng. Cục QLTT TP Hồ Chí Minh cho biết, với những tình tiết qua quá trình kiềm tra thu giữ, có thể khẳng định, đây là lô hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhiều dấu hiệu của việc nhập lậu. Cục QLTT TP Hô Chí Minh đang tiếp tục làm rõ sự việc.

Vậy trách nhiệm của vụ việc sẽ thuộc về ai? Do công tác quản lý hàng hóa, thông quan hay do bản thân đơn vị hoặc cá nhân đang cố tình trục lợi? Đây không phải là trường hợp hi hữu liên quan đến vận tải hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng. Công tác quản lý kiểm soát vận chuyển hàng hóa nhiều năm nay đã chỉ ra nhiều lỗ hổng cứ bít lại mở. Sự lỏng lẻo là lý do được nghĩ đến. Song cũng không ngoại trừ khả năng, bản thân các hãng hàng không, trong đó có Vietnam Airlines đang đang cố tình chạy theo lợi nhuận để vận chuyển hàng hóa bất chấp không đủ giấy tờ cần thiết. Covid -19 bùng phát gây thiệt nặng nề cho ngành hàng không, sự phục hồi đôi khi lại đến từ mặt trái?

Vietnam Airlines có tiếp tay cho sai pham?

Sau khi xảy ra sự việc, đại diện hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cho biết, hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiến hành xác minh điều tra làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi có kết quả điều tra sẽ tiếp tục thông tin tới các cơ quan báo chí.

Vị này cho hay: "Đối với hàng hoá được vận chuyển thì chủ hàng phải có trách nhiệm về giấy tờ pháp lý, hợp pháp cho số lượng hàng hoá của mình".

Trích dẫn Điều 20 của Điều lệ vận chuyển hàng hoá, trách nhiệm của người gửi hàng được quy định như sau: Người gửi hàng phải tuân thủ mọi luật lệ áp dụng và các quy định của Nhà chức trách của quốc gia mà hàng hóa đi, đến, quá cảnh hoặc bay qua bao gồm cả các quy định có liên quan đến tính hợp pháp của hàng hóa, việc đóng gói, vận chuyển hoặc trả hàng và phải cung cấp thông tin và gửi kèm tài liệu cùng với vận đơn hàng không giấy hoặc biên lai hàng hóa theo yêu cầu của Nhà chức trách.

Người vận chuyển không có nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin hoặc tài liệu mà người gửi hàng cung cấp. Người vận chuyển không chịu trách nhiệm đối với người gửi hàng về những mất mát hay những phí tổn do người gửi hàng đã không tuân thủ theo điều khoản này.

Người gửi hàng phải bảo đảm thanh toán tất cả các khoản cước phí vận chuyển đúng hạn theo giá cước, điều kiện vận chuyển và những quy định có liên quan của người vận chuyển, luật hiện hành (bao gồm cả luật quốc gia thực thi Công ước), quy định, sắc lệnh và yêu cầu của Nhà chức trách, trừ khi Người vận chuyển chấp nhận việc thanh toán sau của người nhận hàng mà không cần sự đồng ý bằng văn bản của người gửi hàng...

Nhưng vị này lại quên mất, tại  Điều 11 tại Điều lệ vận chuyển hàng hoá quy định về Tài liệu đi cùng lô hàng như sau: Tuỳ thuộc từng loại hàng, hành trình, yêu cầu của nhà chức trách liên quan trong việc kiểm soát (nếu có), mỗi lô hàng phải gửi kèm các tài liệu cần thiết cho việc vận chuyển, khai báo hải quan, bao gồm nhưng không giới hạn vận đơn hàng không thứ cấp của doanh nghiệp giao nhận hàng hóa. Người vận chuyển không chấp nhận những tài liệu không phục vụ cho việc vận chuyển và khai báo hải quan.

Người gửi hàng chịu trách nhiệm chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu của lô hàng phù hợp với các yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh của Nhà chức trách liên quan trên hành trình của lô hàng. Điều 11 trong Điều lệ vận chuyển hàng hoá quy định rõ.

Ngoài ra, Điều 12. Chuẩn bị, chỉnh sửa và hoàn thành tài liệu lô hàng, có ghi rõ: Người gửi hàng có thể uỷ quyền cho Người vận chuyển thay mặt mình lập vận đơn hàng không trên cơ sở các thông tin do người gửi hàng cung cấp bằng SLI. Nếu vận đơn hàng không giấy đã được giao cùng hàng hóa, hoặc dữ liệu điện tử đã được hoàn thiện trên hệ thống, hoặc nếu chi tiết và thông tin liên quan đến hàng hoá trên vận đơn hàng không do người gửi hàng hoặc người được ủy quyền của người gửi hàng lập không đầy đủ, hoặc không chính xác, Người vận chuyển có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, hoàn thiện hoặc chỉnh sửa vận đơn hàng không hoặc các chi tiết hay thông tin này trong khả năng tối đa của mình theo quy định của Người vận chuyển.

Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các chi tiết và thông tin liên quan đến hàng hóa do người gửi hàng hoặc người được ủy quyền của người gửi hàng cung cấp tại vận đơn hàng không, hoặc được người gửi hàng cung cấp hoặc ủy quyền cung cấp cho Người vận chuyển để lập vận đơn hàng không. Khi các thông tin liên quan đến hàng hóa được cung cấp bằng EDI, người gửi hàng hoặc người được ủy quyền của người gửi hàng chịu trách nhiệm về nội dung, tính chính xác, đầy đủ của EDI theo tiêu chuẩn và quy cách thống nhất. Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm với Người vận chuyển hoặc những người liên quan tới Người vận chuyển về những tổn thất do việc cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác theo quy định của Điều lệ này.

Về nguyên tắc Vietnam Airlines sẽ không chịu trách nhiệm về pháp lý của lô hàng có đủ giấy tờ nhưng nguyên tắc vận chuyển là có hợp đồng và có vận đơn vận chuyển buộc người thuê vận chuyển phải cung cấp giấy tờ chứng minh lô hàng đó là bắt buộc nếu hàng không có giấy tờ gì mà vận chuyển là sai theo Điều 11 và Điều 12 Điều lệ vận chuyển hàng hoá. Vậy, Vietnam Airlines liệu có tiếp tay cho sai phạm?

Do vậy, trách nhiệm cần nên thừa nhận, đó là yếu tố sống còn đề dần hoàn thiện và nâng tầm doanh nghiệp.

Thanh Hân

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu