14:34 ngày 15/09/2024 | HOTLINE : 094.210.6666 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Việt Nam nằm trong 7 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới

16:28 14/06/2022

(THPL) - Theo số liệu của Trung tâm Thương mại thế giới, Việt Nam nằm trong 7 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, cùng với Argentina, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan.

Theo đó, 7 quốc gia trên đã xuất khẩu 2,57 triệu tấn tôm năm 2021 nhờ nhu cầu và giá phục hồi từ đại dịch COVID-19.

Cũng theo Trung tâm Thương mại thế giới, 6 trong 7 nước (trừ Argentina) chủ yếu sản xuất tôm nuôi, ghi nhận xuất khẩu tăng 15% trong năm 2021 từ 2,24 triệu tấn của năm 2020. Về trị giá, xuất khẩu tăng 23% đạt 20,79 tỷ USD.

Doanh thu tăng mạnh nhờ phục hồi tiêu thụ ở Bắc Mỹ và châu Âu khi Chính phủ các nước này nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19 và người tiêu dùng quay trở lại ăn nhà hàng nhiều hơn.

Tuy nhiên năm 2022, áp lực lạm phát khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Nhu cầu tôm thế giới không cao bằng năm trước.

Việt Nam nằm trong 7 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Ảnh minh họa

Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ông Nikolik, chuyên gia phân tích thủy sản của Rabobank, cho biết xuất khẩu tôm của Ecuador đã vượt qua Ấn Độ nhờ mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết dọc với mật độ thấp. Ecuador có lợi thế về vận tải, logistics, đầu tư lớn và đúng hướng dây chuyền chế biến phù hợp với nhu cầu của các khách hàng Mỹ, châu Âu.

4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tôm của Ecuador tăng 33% về khối lượng và 66% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ nhập khẩu 66.000 tấn tôm trị giá 636 triệu USD trong tháng 2/2022, tăng 25% về khối lượng và 41% về trị giá so với tháng 2/2021.

Theo báo Hải quan, đối với Việt Nam, XK tôm trong nửa đầu năm nay tăng trưởng ấn tượng. Trong tháng 5, XK tôm đạt 416 triệu USD, tăng 19% sau khi tăng nóng 47% trong tháng 4. Tính đến hết tháng 5, XK tôm ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 38% và chiếm 39% tổng kim ngạch XK thuỷ sản.

Theo một số doanh nghiệp, XK tôm 4 tháng đầu năm nay tăng đột phá vì 5 lý do: có sẵn nguồn nguyên liệu dự trữ và tồn kho từ năm 2021, nhiều doanh nghiệp ký được hợp đồng từ cuối năm ngoái với mức giá cao trong bối cảnh COVID-19 căng thẳng, tình trạng lạm phát giá trên toàn cầu, sự trở lại của doanh nghiệp Việt Nam với các hội chợ thuỷ sản quốc tế tại Mỹ, EU…

Tuy nhiên, từ đầu tháng 5, thời tiết có chiều hướng bất lợi cho tôm nuôi, mưa đầu mùa sớm hơn mọi năm, ảnh hưởng đến sản lượng tôm, do vậy nguồn nguyên liệu tôm không được khả quan như 4 tháng đầu năm. Do vậy trong vài tháng tới, có khả năng nguyên liệu tôm sẽ thiếu hụt hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu tôm của một số thị trường NK chính có xu hướng chững lại sau khi tăng mạnh từ cuối năm 2021 tới nay.

Phương Linh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu