VCCI kiến nghị bổ sung và điều chỉnh một số chỉ tiêu về công nghiệp hóa
(THPL) - Góp ý Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, VCCI kiến nghị bổ sung và điều chỉnh một số chỉ tiêu về công nghiệp hóa vào Chương trình hành động của Chính phủ.
Tin liên quan
Thanh Hóa: Tăng cường xử lý các tập thể, cá nhân đùn đẩy nhiệm vụ, né tránh trách nhiệm
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho hoạt động kinh doanh karaoke
Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới mới
Hủy kết quả đấu giá mỏ cát, doanh nghiệp mất 2,6 tỷ đồng
Dừng thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Thái miếu nhà Hậu Lê
» Việt Nam tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
» Hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh - xu thế tất yếu của nền kinh tế
» Ngành than tích cực đầu tư, chủ động đổi mới hiện đại hóa công nghệ
Trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 1147/BKHĐT-QLKTTW ngày 21/02/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Dự thảo).
Theo đó, qua nghiên cứu về các chỉ tiêu công nghiệp hoá tại Phụ lục I, VCCI đề nghị bổ sung và điều chỉnh như sau:
1. Bổ sung một số chỉ tiêu về phát triển thị trường vốn, ví dụ như xếp hạng tín nhiệm quốc gia, rủi ro quốc gia, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trên GDP cho giai đoạn trung hạn, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực công nghiệp, giá trị vốn hoá của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên thị trường chứng khoán… Theo VCCI, kinh nghiệm của các quốc gia công nghiệp hoá ở Châu Á cho thấy vai trò của thị trường vốn và khả năng tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng để có thể tích luỹ vốn, từ đó thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
2. Bổ sung thêm chỉ tiêu về xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng và phân loại theo các thành phần kinh tế. Bởi, kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác cho thấy nếu công nghiệp hoá mà chỉ thay thế hàng nhập khẩu (import substitution) thì sẽ rất dễ bị rơi vào bảo hộ thái quá và không thể thoát được bẫy thu nhập trung bình. Ngược lại, các nước công nghiệp hoá định hướng xuất khẩu (export oriented), đặc biệt là khi kim ngạch xuất khẩu đến từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước, thì khả năng cạnh tranh tốt hơn và bền vững hơn khi cắt giảm các biện pháp bảo hộ.

3. Bổ sung thêm một số chỉ tiêu về sở hữu công nghiệp như số lượng sáng chế vào các chỉ tiêu đánh giá công nghiệp hoá. Theo VCCI, số lượng sáng chế là một chỉ tiêu dễ quan sát và phản ánh khá nhiều trình độ công nghiệp hoá của quốc gia.
4. Đối với một số chỉ tiêu về tỷ trọng công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo cần có thống kê riêng dành cho từng thành phần kinh tế. Về vấn đề này, VCCI cho rằng, Dự thảo đã đưa ra nhóm nhiệm vụ trọng tâm số 7 về phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên cần bổ sung chỉ tiêu để theo dõi năng lực sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế.
Theo VCCI, Dự thảo cũng đã đưa ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với 59 nhiệm vụ trọng tâm nhằm triển khai chương trình hành động. Song theo VCCI, trong tiến trình công nghiệp hoá quốc gia thường sẽ phải chọn một số ngành kinh tế được duy trì các biện pháp bảo hộ, hạn chế tiếp cận thị trường đối với nước ngoài. Trong những ngành đó, sẽ chọn một số doanh nghiệp để được hưởng các chính sách ưu đãi trong một khoảng thời gian nhằm xây dựng năng lực sản xuất công nghiệp. Trong giai đoạn đó, các doanh nghiệp này ít phải chịu áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp mới và doanh nghiệp nước ngoài.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đây là môi trường dễ nảy sinh các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp không còn động lực để cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và chính sách công nghiệp hoá thất bại. Do đó, để có thể công nghiệp hoá, đi kèm với việc duy trì chính sách công nghiệp thì luôn cần bảo đảm các doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khác.
Trước những nhận định trên, VCCI đề nghị bổ sung thêm giải pháp về việc thực thi pháp luật về cạnh tranh, đặc biệt là các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong nhóm các doanh nghiệp công nghiệp.
Minh Anh
Tin khác
Thanh Hóa: Tăng cường xử lý các tập thể, cá nhân đùn đẩy nhiệm vụ, né tránh trách nhiệm
Dự báo giá phân bón có thể giảm tới 40% trong năm 2023
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho hoạt động kinh doanh karaoke
Thị trường bán lẻ Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài
Lượng ô tô lắp ráp trong nước giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm
Hà Nội: Gần 1.500 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm bị xử phạt
6 học sinh Việt Nam đạt giải tại Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương 2023
(THPL) - Ngày 30/5, theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), cả 6 học sinh của đội tuyển Việt Nam tham gia xét giải tại Olympic Tin...30/05/2023 19:08:17Một số mẫu ô tô mới sẽ ra mắt Việt Nam trong tháng 6/2023
(THPL) - Theo dự kiến, trong tháng 6 tới, Mazda CX-5, Honda City, Honda BR-V và Toyota Wigo 2023 sẽ có mặt tại thị trường Việt Nam dưới dạng nâng cấp...30/05/2023 15:26:25Xuất khẩu rau quả dự báo cán mốc 4 tỷ USD trong năm 2023
(THPL) - Theo dự báo của một số chuyên gia, triển vọng xuất khẩu rau quả nửa cuối năm sẽ còn tươi sáng hơn khi nông sản Việt đang được...30/05/2023 17:24:00Công an phường Phú Thượng triển khai xây dựng “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị” năm 2023
(THPL) - Sáng ngày 30/05, UBND phường Phú Thượng tổ chức hội nghị triển khai xây dựng công an phường Phú Thượng đạt “Công an phường...30/05/2023 14:08:52
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người trẻ bật mí cách theo đuổi lối sống “healthy” dễ dàng
(THPL) - Một lối sống healthy với chế độ ăn uống lành mạnh trong suy nghĩ của nhiều người thường khá cầu kỳ, phức tạp. Chính quan điểm đó vô tình đã tạo nên hàng rào cản bước họ theo đuổi lối sống vốn mang đến nhiều điều tích cực này. - Căn hộ mẫu Hoàng Thành Pearl có gì khiến khách hàng nóng lòng chờ quỹ căn...
- Kangaroo tri ân khách hàng, trợ giá tới 10 triệu khi thay cũ đổi mới máy lọc...
- LPBank chính thức là tên viết tắt của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Vinamilk công bố lộ trình tới Net Zero 2050 và nhà máy, trang trại đạt trung hòa Carbon đầu tiên
(THPL) - Vừa qua, tại Nghệ An, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã công bố chính thức lộ trình tiến đến Net Zero 2050 với chương trình hành động "Vinamilk Pathway to Dairy Net Zero 2050"(Vinamilk hướng đến Net Zero 2050). Đặc biệt tại sự kiện, Vinamilk cũng được xác nhận là công ty sữa đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy và trang trại đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060. Sự kiện này đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong hành trình tiên phong của Vinamilk về phát triển bền vững. - LPBank và UnionPay ký kết thỏa thuận ghi nhớ hợp tác
- Bí quyết nào đưa New World Phu Quoc Resort lên vị trí số 1 Phú Quốc trên...
- Midomax - 8 năm bền vững thương hiệu “Thể thao an toàn – chất lượng...