Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tăng số giờ làm thêm của người lao động
(THPL) - Chiều 10/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.
Tin liên quan
- Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường, kích cầu tiêu dùng dịp Tết 2025
Xây dựng văn hóa trong Đảng là nhiệm vụ quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI
Chính phủ đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2025
Chính phủ đề ra 12 nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
» Các chế độ BHXH cho người lao động mắc COVID-19
» Chính sách mới về bảo hiểm, tiền lương của người lao động
» Năm 2021: Thu nhập bình quân của người lao động giảm còn 5,7 triệu đồng/tháng
Báo Lao động đưa tin, trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, giải pháp để kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh, hồi phục và tạo đà phát triển trong thời gian tới.
Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động và số giờ làm thêm trong 1 năm của người lao động và được áp dụng cho tất cả các ngành, nghề, công việc.
Thời gian thực hiện từ ngày ký đến thời điểm các biện pháp quy định tại điểm 3 của Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28.7.2021 tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV hết hiệu lực thi hành. Nội dung quy định tại dự thảo Nghị quyết là khác so với Bộ luật Lao động năm 2019. Theo quy định pháp luật hiện hành, việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật Lao động thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đặc biệt, đáp ứng yêu cầu cấp bách, đồng thời để việc triển khai chính sách hỗ trợ được tiến hành trong thời gian sớm nhất, kịp thời hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội căn cứ Nghị quyết số 30/2021/QH15 xem xét, quyết định thông qua.
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nêu ra việc bảo đảm sức khỏe, an toàn lao động cho người lao động. Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát các đối tượng và rà soát các ngành, nghề, công việc, trường hợp khác. Việc tăng mức trần thời giờ làm thêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, không đáp ứng được yêu cầu làm việc… để quy định (theo hướng loại trừ) các đối tượng không áp dụng mức trần không qua giờ làm thêm trong năm hiện được pháp luật quy định.
Thường trực Ủy ban Xã hội cũng đề nghị chỉ nâng mức trần thời gian làm thêm theo tháng lên 150%. Đồng thời, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, quy định về việc giới hạn số tháng liên tục được áp dụng mức trần tối đa (2 hoặc 3 tháng).
Thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, căn cứ vào yêu cầu công việc, sức khỏe của người lao động, điều kiện của người lao động, việc tăng số giờ làm thêm trong 1 tháng, 1 năm của người lao động phải thỏa mãn các yêu cầu là thỏa thuận bình đẳng, công khai, không được áp đặt; bảo đảm sức khỏe lâu dài cho người lao động và người lao động phải được trả công xứng đáng theo thỏa thuận.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng bày tỏ đồng tình với việc tăng số giờ làm thêm lên một tháng nhưng phải được sự đồng ý của người lao động, đồng thời cần có chế độ tiền lương tương xứng với thời gian làm thêm kéo dài thêm. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng tăng số giờ làm thêm một năm nhưng không áp dụng với toàn bộ các ngành, nghề.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật cho biết, Tổng Liên đoàn đồng tình với việc mở rộng giới hạn giờ làm thêm trong tháng cần được xem xét để bảo đảm với sức khoẻ của người lao động. Người lao động không chỉ cố gắng trong một năm mà là điều kiện lâu dài.
Do đó, kiến nghị Thường vụ Quốc hội xem xét chỉ nâng mức trần thời gian làm thêm theo tháng lên 150%. Đồng thời đề nghị không áp dụng chính sách đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, công việc nặng nhọc, độc hại...
Cho ý kiến sơ bộ về nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đa số các ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với cần thiết của việc thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động nhưng phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động.
Đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến, phối hợp xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét vào đợt 2 của phiên họp.
Trước đó, theo Báo Tuổi trẻ, nhiều doanh nghiệp chỉ duy trì lượng lao động dưới 50%. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày, chế biến thủy hải sản phải giảm số người lao động dưới 30%, trong khi vẫn phải bảo đảm tiến độ sản xuất cho các hợp đồng đã ký kết. Do vậy nhiều doanh nghiệp và người lao động mong muốn được thỏa thuận tăng giờ làm thêm, không bị giới hạn ở một số ngành nghề, công việc nhất định để phục hồi sản xuất.
Lâm Tới (T/h)
Tin khác
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
-
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
-
Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và TP HCM, đã đạt mức báo động cao, liên...18/01/2025 09:33:13EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(THPL) - Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai...18/01/2025 08:52:51Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
(THPL) - Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại. Năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục giảm...17/01/2025 21:15:34
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024