19:16 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Đề nghị đưa nghề chế biến mì Quảng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Văn Nhuận | 08:00 11/08/2023

(THPL) - Mì Quảng, món ăn bình dân, không cầu kỳ cũng không khắt khe về cách chế biến, có sức sống bền bỉ với hơn 500 năm tuổi.

Ngày 10/8, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký văn bản gửi Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề chế biến mì Quảng tại tỉnh Quảng Nam.

Mì Quảng được xem là món ăn đặc trưng và phổ biến của người dân Quảng Nam

Mì Quảng xuất hiện từ rất lâu, khoảng 500 năm về trước. Cụ thể là vào thế kỷ 16, Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam là một thương cảng quốc tế với nhiều hoạt động giao thương nhộn nhịp. Bấy giờ có rất nhiều người nước ngoài đến Hội An sinh sống và làm việc. Vùng đất này trở thành nơi giao thoa văn hóa cũng như ẩm thực từ nhiều nơi, đặc biệt là ảnh hưởng từ người Trung Hoa.

Người Hoa khi đến Hội An sinh sống đã mang theo nền ẩm thực của nước mình, trong đó có món “mì” – một sản phẩm làm từ bột mì được sáng tạo bởi người Trung Quốc. Người dân Hội An chịu ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa nên họ cũng sáng tạo ra món ăn hơi hướng giống món mì của nước bạn. Tuy nhiên, thay vì làm bằng bột mì, sợi mì Quảng được làm từ bột gạo. Có lẽ người ta mượn tên gọi là “mì” vì hình dạng của nó đều là dạng sợi như nhau. Và vì món ăn này ra đời trên đất Quảng nên mới được người dân đặt cho cái tên rất bình dị đó là “mì Quảng”.

Hiện tại, mì Quảng được xếp vào danh sách 12 món ăn của Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á. Món ăn tuy dân dã, mộc mạc nhưng mang nét đặc trưng của người dân Quảng Nam, trở thành một trong những nét đẹp văn hóa ẩm thực xứ Quảng.

 Với những giá trị nổi bật nêu trên, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức điều tra, xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể nghề chế biến mì Quảng tại tỉnh Quảng Nam.

Đến nay, hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể nêu trên đã hoàn thành theo đúng quy định. Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định đưa Nghề chế biến Mì Quảng tại tỉnh Quảng Nam vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Văn Nhuận

TAG: THPL
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu