Tuyến buýt đường sông sắp chạy thử nghiệm ở TP HCM
(THPL) - Sau hơn 2 tháng triển khai, dự kiến ngày 21/8, tuyến vận tải hành khách công cộng đường thủy nội địa số 1 trên sông Sài Gòn sẽ chạy vận hành kỹ thuật để thử nghiệm và sẽ chính thức đưa vào hoạt động vào tháng 10/2017.
Tin liên quan
- Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Cơ hội sở hữu xe BMW với ưu đãi kép hấp dẫn trong tháng 11
Peugeot ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ trong tháng 11
Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
Kia K5 và Kia Sorento được ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
Ngày 18/8, ông Phạm Công Bằng - Trưởng phòng quản lý vận tải đường thủy nội địa (Sở GTVT TP.HCM) cho biết, tàu buýt đầu tiên của tuyến buýt sông số 1 (Bạch Đằng - Linh Đông) đã lắp đặt xong và đang triển khai thi công, hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng đường thủy, kết nối và sẽ hạ thủy trong sáng 21/8 tới.
Ông Bằng cho biết, Cục đăng kiểm đang kiểm tra điều kiện an toàn của phương tiện này rất chặt chẽ. Các quy định hoạt động phải tuân thủ theo hoạt động vận tải hành khách đường thủy. Về mặt vận hành, sẽ có quy trình giao trách nhiệm cho từng bộ phận như thủy thủ, tiếp viên.
Mô hình tàu buýt trên sông. (Ảnh: Đồ họa)
Các vị trí buýt sông đều có bố trí giữ xe máy cho hành khách, một số bến đã có kết nối với đường bộ bằng xe buýt như Bạch Đằng, Linh Đông. Một số bến chưa có phương tiện buýt bộ kết nối trực tiếp thì nhà đầu tư đề xuất kết nối bằng xe buýt điện hoặc liên hệ với một đơn vị vận tải đường bộ bố trí buýt đường bộ vào đó.
“Theo quy định loại hình này không phải mặc áo phao. Tuy nhiên, trên buýt đường sông vẫn trang bị áo phao. Tối thiểu mỗi hành khách có một áo phao; ngoài ra còn trang bị thêm phao tròn”, ông Bằng cho hay.
Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc công ty TNHH Thường Nhật - đơn vị đầu tư, thi công tuyến buýt đường sông cho biết, trước khi chính thức đi vào hoạt động khai thác, tuyến buýt sông được vận hành kỹ thuật (chạy thử nghiệm) trong thời gian 1 tháng, từ ngày 30/6 đến 30/7.
Các hạng mục phục vụ tuyến đường sông số 1 đang trong giai đoạn hoàn thiện. (Ảnh: VNN)
Theo đó, toàn tuyến gồm năm tàu (mỗi tàu 80 chỗ), trong đó bốn tàu vận chuyển hằng ngày và một tàu dự bị. Tuyến buýt sông số 1 nối điểm đầu là bến Bạch Đằng (quận 1) và điểm cuối là Linh Đông (quận Thủ Đức), đi theo sông Sài Gòn, kênh Thanh Đa. Toàn bộ lộ trình của tuyến sẽ có 12 bến (9 bến chính thức và 3 bến bổ sung).
Ngoài 2 bến đầu vào cuối, 7 bến còn lại là Sài Gòn Pearl (phường 22, quận Bình Thạnh), Bình An (phường Bình An, quận 2), Thảo Điền (phường Thảo Điền, quận 2), Tầm Vu (phường 26, quận Bình Thạnh), Thanh Đa (phường 27, quận Bình Thạnh), Bình Triệu và Hiệp Bình Chánh (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức). Và 3 bến bổ sung là bến Thủ Thiêm (khu đô thị Thủ Thiêm, quận 2), bến Trường Thọ (quận 9) và bến Tân Cảng (quận 2).
Thời gian di chuyển từ bến đầu đến bến cuối dài 12km khoảng 30 phút, thời gian cho tàu cập mỗi bến đón và trả khách là ba phút, rút ngắn 1/3 thời gian so với xe buýt đường bộ trên cùng một lộ trình, với giá vé 15.000 đồng/người/lượt.
Theo chính quyền TPHCM, việc đưa vào sử dụng tuyến buýt đường sông sẽ giúp người dân có thêm phương tiện đi lại nhằm giảm lượng xe trên đường bộ, giảm ùn tắc giao thông.
Ngoài ra, theo kế hoạch, tuyến buýt sông số 2 dự kiến khởi công năm 2018 với hải trình Bạch Đằng - Lò Gốm (quận 8), dài khoảng 10,3 km, đi theo sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ.
Hai tuyến buýt sông số 3 (từ bến Bạch Đằng đi mũi Đèn Đỏ, quận 7) và tuyến số 4 (từ bến Bạch Đằng đi Phú Mỹ Hưng, quận 7) cũng đã được TP phê duyệt.
Mai An (t/h)
Tin khác
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
(THPL) - Sáng 23/11, tại Hà Nội, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt nam, Bộ Xây dựng và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản...23/11/2024 15:11:22
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt