21:54 ngày 02/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam

17:34 08/08/2023

(THPL) - Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ hồ tiêu Việt Nam nhiều nhất, trong khi các thị trường lớn khác như Mỹ (giảm 14% so với cùng kỳ), Châu Âu vẫn yếu.

Ngày 8/8, tại TP.HCM, Hiệp hội Hồ tiêu và Gia vị Việt Nam (VPA) đã tổ chức hội nghị sơ kết tình hình ngành hồ tiêu, gia vị 6 tháng đầu năm 2023 và đánh giá cơ hội và thách thức đối với ngành trong năm 2023.

Tại hội nghị, theo thống kê của VPA, tính đến hết tháng 6/2023, Việt Nam xuất khẩu được 152.986 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 138.377 tấn, tiêu trắng đạt 14.609 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 485,9 triệu USD, tiêu đen đạt 417,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 68,0 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu tăng 21,8% nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 14,6%. Nguyên nhân do giá xuất khẩu 6 tháng đầu năm giảm, chỉ 3.484 USD/tấn với tiêu đen, giảm 879 USD/tấn; 5.011 USD/tấn tiêu trắng, giảm 1.070 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo VPA, trong khi các nước Mỹ, châu Âu nhu cầu vẫn yếu thì 6 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã thu mua 50.369 tấn hồ tiêu, tăng 798% (gần 8 lần) so với cùng kỳ năm ngoái. Với sản lượng nhập khẩu tăng đột biến, Trung Quốc đã vươn lên thành vị trí số 1, từ vị trí số 5 của cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân, Trung Quốc đã giảm mua trong 2 năm 2021-2022 nên bật tăng sau khi mở cửa trở lại.

Tiếp đến là Mỹ, nước này đã nhập khẩu 25.894 tấn hồ tiêu, giảm 14% so với cùng kỳ; tiếp theo là Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UEA), Ấn Độ, Đức với sản lượng nhập khẩu giảm 30-40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam. Ảnh minh hoạ

Hiệp hội Hồ tiêu và Gia vị Việt Nam cho biết, hiện nguồn cung hồ tiêu ở một số nước đang thiếu hụt do mất mùa, cùng với đó dự báo nền kinh tế ở Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc sẽ nhiều triển vọng tích cực vào cuối năm, được kỳ vọng khiến sức mua hồ tiêu và gia vị khởi sắc trở lại.

"Tại Việt Nam, với lượng xuất khẩu hồ tiêu 6 tháng vừa qua, cho thấy sản lượng hàng năm nay không còn lại không nhiều, dự kiến hết tháng 8 có thể xuất khẩu hết sản lượng năm 2023 (sản lượng 2023 của Việt Nam ước đạt 190.000 tấn). Vì thế có thể hy vọng tác động tích tới tới thị trường trong các tháng cuối năm"- VPA nhận định.

Trước đó, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, hiện Việt Nam đứng thứ nhất về tỷ trọng xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu hồ tiêu, dù vậy, dư địa để phát triển và khai thác thêm cho cây hồ tiêu vẫn còn. Bởi lẽ, hiện Việt Nam đã và đang hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu. Nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, nhóm hàng nông sản trong đó nhóm hàng cây gia vị có lợi thế so sánh tuyệt đối trong thị trường gia vị toàn cầu, nguyên nhân do chúng ta có lợi thế về vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng.

Và để đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gia vị bền vững, đa gia vị chứ không chỉ dừng ở cây tiêu và quế, tạo sức mạnh tổng hợp, định vị là quốc gia cây gia vị trên thị trường thế giới, hướng đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành đạt trên 2 tỷ USD trong 3 năm tới đòi hỏi toàn bộ các thành viên trong toàn chuỗi phải đi cùng nhau và bắt buộc phải đi cùng nhau, cùng với đó là việc xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng này.

Thanh Mai (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu