Trò diễn Xuân Phả - nét văn hóa độc đáo của xứ Thanh
(THPL) – Huyện Thọ Xuân nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa không chỉ là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công do anh hùng dân tộc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, mà còn là một trong những cái nôi của văn hóa xứ Thanh, nơi lưu giữ những di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. Trong đó, trò diễn Xuân Phả thuộc làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân là một điển hình.
Tin liên quan
- Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Hà Tĩnh: Bảo tàng Hoa Cương đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam
» Thiệu Hóa - Thanh Hóa: Khởi công dự án gần 300 tỷ đồng
» Thanh Hóa: Tổ chức tiêu hủy nhiều mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng
» Thanh Hóa: Một giám đốc doanh nghiệp khai thác mỏ bị khởi tố, bắt tạm giam
Theo nghệ nhân Phùng Thị Liên, là một trong hai nghệ nhân nữ được phong tặng Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) của làng nghệ nhân Xuân Phả, chị đã có những đóng góp không nhỏ cho việc phục dụng và phát triển trò diễn Xuân Phả như ngày nay.
Sinh ra và lớn lên không phải người gốc Xuân Phả nhưng chị Phùng Thị Liên đã đam mê và đem lòng yêu mến trò Xuân Phả ngay từ khi về nhà chồng, bởi nó là một trò diễn đã "ngấm vào máu" của chị từ lúc nào mà chị cũng không thể lý giải được.
Ngày đó, chị là cô thiếu nữ Phùng Thị Liên vừa có nhan sắc lại có giọng hát trong, thanh. Năm 1990, khi chính quyền thực hiện chủ trương phục dựng lại trò diễn truyền thống thì chị là 1 trong hơn 20 thanh niên tài năng, tâm huyết được làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân “chọn mặt gửi vàng” vào đội trò để gánh vác trọng trách phục dựng.
Chị Liên rất vui khi biết chị và chồng có tên trong danh sách đội trò. Ban đầu chị đắn đo vì vào đội trò phải dành toàn tâm, toàn sức trong khi nhà cửa, con cái, ruộng vườn biết trông ai? Song, nhờ sự động viên, thấu hiểu và ủng hộ của chồng, chị đã thỏa đam mê cùng với Xuân Phả.
Theo chị Liên cho biết: Chị sinh ra và lớn lên làm nông nghiệp, nên quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Vào thời điểm điểm đội tập trung luyện tập cường độ cao cho chuyến lưu diễn trùng vào lịch gieo trồng của vụ chiêm xuân. Khi ruộng nhà người ta đã xanh mướt lúa, ngô mà nhìn sang ruộng nhà mình còn chưa làm đất, hai vợ chồng vừa buồn vừa sợ. Sợ rằng vụ này mà không làm thì lấy đâu tiền mà trang trải cuộc sống.
Hay có thời điểm nhớ nhất đó là, một lần đang trong thời gian lưu diễn thì nghe tin bão về, nhà chỉ có mấy đứa nhỏ với ông bà già, lo lắm nhưng cũng đành cố gắng diễn cho xong phần của mình để phục vụ nhân dân rồi mới nhanh chóng ra về xem nhà cửa, con cái thế nào!
Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trò diễn vẫn được các thế hệ người làng Xuân Phả bảo tồn và lưu giữ. Theo các bậc cao niên trong làng kể lại thì trò diễn Xuân Phả có từ thời nhà Đinh, khi đất nước có giặc ngoại xâm, nhà vua cho sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài cùng đứng lên đánh giặc cứu nước. Khi quan quân đi đến bờ sông Chu, gần làng Xuân Phả thì trời tối và gặp mưa to, gió lớn. Sứ thần cùng đoàn tùy tùng phải trú ngụ trong ngôi miếu nhỏ ở ven sông. Đêm đến, thần Thành hoàng làng Xuân Phả báo mộng bày cách đánh giặc. Sứ giả trong lòng vô cùng phấn khởi, vội quay về kinh đô đem chuyện báo mộng tâu với nhà vua. Nghe có lý, nhà vua lập tức thân hành cùng quan quân lên đường. Khi gặp giặc, nhà vua đã làm đúng như lời dặn của vị Thành hoàng làng. Quả nhiên giặc bị tiêu diệt, nhà vua chiến thắng trở về. Đất nước trở lại yên bình, nhà vua mở hội mừng công. Trong ngày hội, các nước lân bang đã đến dự, vừa tỏ lòng khâm phục vua nước Đại Việt, vừa tỏ mối giao bang hòa hảo. Đặc biệt, các nước chư hầu, các bộ tộc đã mang theo nhiều điệu múa hát đặc sắc của dân tộc mình như “Chiêm Thành đồ tiến cống,” “Ai Lao đồ tiến cống,” “Hoa Lang đồ tiến cống”…
Nhớ ơn vị Thành hoàng làng Xuân Phả có công lớn với đất nước, nhà vua đã ban đạo sắc phong hiệu cho Thành hoàng làng Xuân Phả là “Đại Hải Long Vương Hoàng Lang tướng quân” và truyền cho dân làng Xuân Phả lập đền thờ; đồng thời ban thưởng những điệu múa hát hay nhất, đẹp nhất mang tên làng Xuân Phả.
Trong trò diễn Xuân Phả, người phụ nữ rất ít “đất diễn” nhưng lại là người lo “hậu cần” cho toàn đội. Vì thế, chị Liên phải lo toan hết mọi thứ từ trang phục, ăn uống, đi lại… trong đội.
Đến nay, khi mọi khó khăn đã qua, kinh tế gia đình dù không dư dả nhiều nhưng đã ổn định, chị Liên và chồng càng dành tâm sức cho Xuân Phả và coi đó là đứa con tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Không những thế chị cùng với các nghệ nhân khác thường xuyên tham gia các hoạt động bồi dưỡng và truyền dạy cho thế hệ trẻ, để trò diễn Xuân Phả mãi mãi tỏa sáng trong cuộc sống hiện nay và trong lòng mọi người yêu nghệ thuật truyền thống dân gian.
Từ xưa, tên làng Xuân Phả đã nức tiếng xứ Thanh và còn vang tận ra nước ngoài, vì có lễ hội múa hát trò Xuân Phả. Tuy nhiên, trải qua thời gian và gặp bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử… nên trò Xuân Phả dần dần bị mai một.
Theo sử làng Xuân Phả chép, thì từ những năm 30 (thế kỷ XX), trò Xuân Phả đã được mời đi trình diễn ở nhiều nơi, kể cả biểu diễn tại cung đình Huế. Vào năm 1935, trò Xuân Phả trình diễn tại Hội chợ nông sản huyện Thọ Xuân, có các quan đầu tỉnh người Việt và người Pháp đến dự, còn được giới thiệu nội dung “Điệu múa Xuân Phả”. Đến năm 1936, vua Bảo Đại mời trò Xuân Phả đi diễn tại Hội chợ Kinh đô Huế, sau đó được đưa đi biểu diễn ở Sài Gòn và Hà Nội. Rồi vào năm 1939, một nhà hoạt động nghệ thuật người Pháp xin đầu tư để đưa trò diễn Xuân Phả sang biểu diễn tại Mỹ, đã được triều đình Bảo Đại cho phép, nhưng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, nên việc không thành. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trò diễn Xuân Phả đã được đưa đi phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp…
Theo các nghệ nhân cao tuổi làng Xuân Phả, lần tổ chức hội làng và diễn trò lần cuối cùng vào năm 1948. Đến năm 1967, ngôi nghè của làng bị phá, không còn nơi tổ chức hội làng, nên từ đó hình thành đội múa trò đi phục vụ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ mà thôi. Mãi tới năm 1990, địa phương lại mới bắt đầu tìm tòi, khôi phục và phát huy từ những “mảnh ghép” rời rạc, dần dần thành trò Xuân Phả gần như đầy đủ và hấp dẫn như ngày nay.
Trò Xuân Phả là Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia không chỉ là niềm vui khôn xiết của người dân Thọ Xuân nói riêng mà còn là niềm vinh dự, tự hào chung của toàn thể nhân dân Thanh Hóa. Đây là di sản phi vật thể đầu tiên của tỉnh được công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia. |
Duy Duẩn
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt