TP. HCM: Thu giữ trên 400 sản phẩm giày, dép có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
Ngày 22/6/2023, Đội QLTT số 4, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công an Phường 2, Quận 3 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với Hộ kinh doanh giày dép 52, tại đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3.thành phố Hồ Chí Minh.
Tin liên quan
- Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá dịp Tết 2025
Sôi động thị trường hoa tươi, quà tặng dịp 20/11
Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2024
Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu
» Thu giữ gần 3 tấn thịt vịt và trứng gà non nghi nhập lậu
» Hà Nội: Thu giữ gần 5.000 thiết bị điện không rõ nguồn gốc
» Thu giữ gần 2.000 sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập lậu
Ngày 22/6/2023, Đội QLTT số 4, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công an Phường 2, Quận 3 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với Hộ kinh doanh giày dép 52, tại đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3.thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Crocs đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tang vật vi phạm là 426 đôi giày, dép các loại, có trị giá gần 134 triệu đồng. Theo trình bày, toàn bộ số hàng hóa trên được chủ cơ sở thu mua trôi nổi trên thị trường, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.
Hiện đội QLTT số 4 tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xác minh làm rõ và xử lý theo quy định.
Theo Cục QLTT TP.HCM, hoạt động buôn lậu và sản xuất kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm…; các mặt hàng trang thiết bị y tế, khẩu trang y tế, thuốc tân dược, lương thực, thực phẩm... có chiều hướng tăng, diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và các trang mạng xã hội như facebook, zalo,… sẽ phát triển theo chiều hướng tăng ở hầu hết các nhóm hàng hóa.
Cục QLTT TP.HCM cho biết tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, khai báo không đúng khối lượng, chủng loại, xuất xứ để buôn lậu, gian lận về thuế sẽ không giảm.
Ngoài ra, hàng hóa sẽ tiếp tục tập kết tại các kho hàng, bến bãi; vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả xuất xứ, không rõ nguồn gốc,… sẽ phát sinh thông qua các dịch vụ bưu điện, chuyển phát nhanh, dịch vụ hàng không, logistic; sử dụng thương mại điện tử, ứng dụng thiết bị di động để quảng cáo, giao dịch hàng hóa nhằm tránh sự kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng.
Liên quan tới giày dép giả, các chuyên gia cho biết, đối với giày dép giả mạo nhãn hiệu, giá rẻ thường sử dụng vật liệu phế thải được tái chế hoặc tận dụng lại nên có thể lẫn nhiều tạp chất bẩn và các hóa chất độc hại, cũng như các thành phần kim loại nặng. Hóa chất tạo màu cũng được sử dụng rất nhiều để tạo màu sắc bắt mắt, để tẩy trắng hoặc để làm tối màu vật liệu. Các hóa chất độc hại này không những bay mùi rất khó chịu, ảnh hưởng đến hô hấp mà còn có nguy cơ gây dị ứng, viêm da ở những người mẫn cảm.
Thực tế không ít người do sử dụng giày dép không có chất lượng tốt thường gây bí, hôi chân, thậm chí nhiều trường hợp kích ứng nặng phải vào viện điều trị đôi chân viêm da, mẩn đỏ, rát ngứa, thậm chí nổi mụn, chảy nước và sưng phồng lên. Nguyên nhân của những biểu hiện kích ứng da này là do vật liệu sản phẩm, từ các vật liệu giả da, các chất hóa dẻo, keo dán, nhựa tái chế, hay màu tổng hợp…
Đặc biệt, thành phần các chất hóa dẻo là những chất DOP (Dioctyl Phthalate), DEP (Diethyl phthalate), DBP (dibutyl Phthalate) đều là những hóa chất độc hại, tuy được dùng trong công nghiệp nhưng phải tuân theo giới hạn về hàm lượng cụ thể. Tuy nhiên, thực tế là việc kiểm soát giới hạn này ở các sản phẩm trôi nổi là gần như không thể.
Ngoài ra, ngay cả đối với những đôi giày bằng chất liệu da thật thì hàng kém chất lượng cũng tiềm ẩn nguy cơ tồn dư hóa chất, đặc biệt là crom VI – một hóa chất kim loại nặng rất độc hại. Trong quá trình chế tạo, nếu công nghệ xử lý không đảm bảo thì rất có thể một lượng crom VI sẽ còn tồn dư lại. Các loại bột crom được sử dụng trong những sản phẩm kém chất lượng không thể khẳng định chắc chắn là còn tồn dư crom VI hay không. Ngoài ra, crom VI còn được dùng trong chất màu pigment tạo màu nâu đỏ trong sơn màu cho da giày.
Ngọc Long
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- tem nhãn chuyển nhiệt
- clothes shipping bag
- Thương hiệu dầu gội nam cao cấp ElonX