16:01 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Tổng Biên tập TCĐT Thương hiệu và Pháp luật được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam tại Đại hội II (Nhiệm kỳ 2019-2024)

23:16 20/04/2019

(THPL) - Chiều ngày 20/4/2019, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại Hội II (Nhiệm kỳ 2019-2024) tại hội trường tầng 2, tòa nhà Cung Trí thức Thành phố (số 1 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội).

Tham dự Đại hội có sự hiện diện của TS. Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; TS. Lê Doãn Hợp – Nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin; TS. Thang Văn Phúc – Nguyên Thứ Trưởng Bộ Nội vụ; TS. Nguyễn Tiến Dĩnh -  Nguyên Thứ Trưởng Bộ Nội vụ; đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim – Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; NSND Vương Duy Biên – Nguyên Thứ trưởng Bộ VHTT&DL; TS. Nguyễn Duy Hùng – Nguyên Tổng biên tập – Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật; Đạo diễn Cao cấp, NSND Đỗ Tiến Định - Nguyên giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam...

Toàn cảnh Đại hội lần II của Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam 
Một số tiết mục văn nghệ trước khi diễn ra Đại hội 
TS. Lê Ngọc Dũng - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ Nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phát biểu khai mạc Đại hội
Về phía Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam có TS. Lê Ngọc Dũng - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ Nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam, Chủ tịch Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam cùng các đồng chí phó chủ tịch, các đồng chí ban Thường vụ, ban chấp hành và hơn 200 các cán hộ, hội viên Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam trên toàn quốc.

Đại hội đã báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2013-2018 với những hoạt động đã đạt được xuyên suốt 5 năm qua. Một chặng đường 5 năm đã để lại những dấu ấn đặc biệt trong lòng hàng trăm hội viên trên khắp mọi miền tổ quốc.

Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam (VATA) là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi chính phủ phi lợi nhuận của những người và tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, công – nông nghiệp, thương mại dịch vụ, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội... tại Việt Nam. Hội được thành lập theo Quyết định số 992/QĐ-BNV ngày 03 tháng 9 năm 2013 của bộ trưởng Bộ Nội vụ về cho phép thành lập Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam.

Điều lệ Hội hiện hành được phê duyệt tại Quyết định số 244/QĐ-NV ngày 21 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hội viên Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam là lực lượng đông đảo của các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, thương hiệu và dịch vụ, tạo ra nhiều tiềm năng, thu hút nhiều lao động và chế tác ra nhiều mặt hàng tinh xảo dựa trên bàn tay tài hoa của Nghệ nhân Việt Nam đã làm rạng danh cho đất Việt trên trường quốc tế.

Từ ngày thành lập,  dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch, tiến sĩ Lê Ngọc Dũng - Ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam – Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh theo thời gian. Từ một tổ chức xã hội nghề nghiệp với phần lớn là nghệ nhân trên cả nước, sau năm năm hoạt động, Hội đã kết nạp hàng trăm hội viên từ các nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ….cùng hội tụ về mái nhà chung là Trung ương Hội Nghệ nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam, tọa lạc tại tầng 8 Tòa nhà Cung Trí Thức – Cầu Giấy – Hà Nội.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á - Âu..., việc tiếp cận thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 gắn sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những cải cách công nghệ mang tính đột phá có thể dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất.

Thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, sản phẩm xuất khẩu sang hơn 163 quốc gia trên thế giới nhưng ngành này lại có ý nghĩa xã hội rất lớn khi giải quyết hơn 11 triệu việc làm trên cả nước. Việc tập trung xây dựng thương hiệu ngành hàng thông qua hoạt động Hội nghề nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng, nhất là tại thời điểm này. Chính vì lẽ đó việc Xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ và cho ngành thủ công mỹ nghệ, gắn kết với thương hiệu là yếu tố cần thiết tạo cho doanh nghiệp Việt Nam có tên tuổi trên thị trường quốc tế và khu vực.

Ngay sau Đại hội khóa I (Nhiệm kỳ 2013-2018), Ban Chấp hành Trung ương Hội đã khẩn trương lãnh, chỉ đạo việc nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đến toàn thể cán bộ, hội viên. Thông qua Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Hội, về thi hành Điều lệ Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam; Đến nay, hoạt động của Ban chấp hành đã đi vào nền nếp, thống nhất và đồng thuận cao.

Sau Đại hội lần thứ nhất, Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam từng bước khẳng định sức mạnh và vị thế trên nhiều lĩnh vực: Phát triển kinh tế, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với các cơ quan Bộ, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp trong nước nhằm tổ chức các hoạt động hợp pháp theo đúng Điều lệ và Pháp luật hiện hành, nâng cao hơn nữa vị thể và sức ảnh hưởng của Hội

Giai đoạn từ 2014 - 2018, Hội đã kết hợp cùng Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam tổ chức thành công chương trình “Vinh quang trí tuệ bàn tay vàng, tự hào thương hiệu Việt Nam”. Đây là một chương trình thương niên nhằm tiin vinh thương hiệu Việt, đồng thời cũng là chương trình uy tín nhất của Hội trong suốt nhiều năm qua, Cùng với đó là chương trình Hội nhập quốc tế “kết nối giao lưu phát triển” tổ chức tại Myanma và Thái Lan.

Cũng trong thời gian qua, Hội cũng đã tổ chức hàng loạt các chương trình truyền thông, hội chợ, diễn đàn….tạo được hiệu ứng lan tỏa trên toàn quốc. Cụ thể là chương trình Hội chợ triễn lãm “Tự hào Thương hiệu Việt Nam”; chương trình truyền thông “Vì sự nghiệp bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc”; chương trình “sách và cuộc sống”; chương trình Gala kỷ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam, tôn vinh nữ hoàng thương hiệu; chương trình “Vì một Việt Nam thịnh vượng”…

Đại Hội đã nhìn nhận và đánh giá xuyên suốt những mặt được và chưa được của một nhiệm kỳ, rút kinh nghiệm từ những chương trình, kế hoạch để đê ra phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ mới (2019-2024). Trong nhiệm kỳ II, Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam tập trung kiện toàn bộ máy và phát triển số lượng hội viên; xây dựng và phát triển mối quan hệ với các cơ quan nhà nước và các tổ chức Hội cớ cùng mục tiêu; lên kế hoạch thực hiện tổ chức các chương trình truyền thông; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; xây dựng và nghiên cứu ban hành cuốn sách về “Đạo mẫu Việt Nam”; tham gia tích cực công tác thiện nguyện vì cộng đồng; xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh theo đúng phương châm mà Hội đã đề ra: “Đoàn kết – Sáng tạo – Hợp tác – Phát triển”

Các nhân sự lãnh đạo nhiệm kỳ 2019-2024 của Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam
Đại hội đã thành công tốt đẹp và hoàn thành toàn bộ chương trình làm việc đã đề ra
Thạc sĩ, nhà báo Đào Bình – Tổng biên tập TCĐT Thương hiệu và Pháp luật  và bà Nguyễn Thụy Oanh được Đại hội bầu giữ chức Phó chủ tịch Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam.
Thạc sỹ, nhà báo Đào Bình được Đại hội bầu giữ chức Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam (nhiệm kỳ 2019-2024)

Đại hội cũng đã tiến hành công tác bầu cử, lựa chọn nhân sự lãnh đạo nhiệm kỳ 2019-2024 với kết quả như sau:

  1.  Tiến sĩ Lê Ngọc Dũng – Nguyên chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2013-2018 tái đắc cử Chủ tịch Hội

  2.   Nhà báo Vũ Hoài Thanh –  Nguyên Phó chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2013-2018 tái đắc cử Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội

  3. Thạc sỹ, nhà báo Đào Bình – Phó chủ tịch Hội kiêm Tổng biên tập TCĐT Thương hiệu và Pháp luật
  4. Bà Nguyễn Thụy Oanh – Phó chủ tịch Hội
  5. Bà Phan Tuyết Minh – Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Truyền Thông       

* Đại hội cũng đã tiến hành bầu 12 đồng chí vào Ban thường vụ; 38 đồng chí vào Ban chấp hành Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam (nhiệm kỳ 2019-2024), đồng thời, Đại hội cũng bầu ra  Ban kiểm tra Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam (nhiệm kỳ 2019-2024) gồm các đồng chí:

1. Luật sư Nguyễn Quốc Hùng - Trưởng ban

2. Thạc sỹ Đinh Văn Trung - Phó trưởng ban

3. Bà Lù Thị Nghị - Ủy viên

4. Bà Nguyễn Thị Sinh - Ủy viên

5. Bà Đinh Ngọc Thạch - Ủy viên

   Như vậy, thạc sỹ, nhà báo Đào Bình – Tổng biên tập TCĐT Thương hiệu và Pháp luật đã được Đại hội bầu giữ chức Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam (nhiệm kỳ 2019-2024)

   Với tinh thần dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, Đại hội đã thành công tốt đẹp và hoàn thành toàn bộ chương trình làm việc đã đề ra, vì sự phát triển lớn mạnh của Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam trong thời gian tới.

Thanh Huyền

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu