05:45 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Tôm Việt Nam luôn chiếm thị phần cao tại Hàn Quốc

Tuấn Kiệt | 20:54 10/05/2023

(THPL) - Để nâng cao thị phần tôm Việt tại Hàn Quốc, các Bộ, ngành, địa phương cần hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, hỗ trợ chi phí logistic, chi phí tham dự các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường này.

Hiện nay, tôm Việt Nam được xuất khẩu đến 100 quốc gia, trong đó 5 thị trường lớn nhất gồm: châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Mỗi năm, Hàn Quốc nhập khẩu trên 100.000 tấn tôm với giá trị từ 800 triệu USD – 1 tỷ USD. Trong đó, tôm Việt Nam luôn chiếm thị phần cao nhất trên 50%.

Nửa đầu năm 2023, nhập tôm của Hàn Quốc chậm lại do kinh tế khó khăn, sau đó sẽ phục hồi. Quý I/2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 78 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ. Và để củng cố, nâng cao thị phần tôm Việt Nam tại thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương cần triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại đối với mặt hàng tôm tại thị trường Hàn Quốc như: tham dự một số hội chợ thủy sản uy tín như Hội chợ thủy sản quốc tế Seoul, Busan; Hội chợ thực phẩm Seoul Food…; tổ chức chuỗi hoạt động quảng bá, marketing, ăn thử sản phẩm chế biến từ tôm....

Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, hỗ trợ chi phí logistic, chi phí tham dự các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường này.

Xuất khẩu tôm Việt sang thị trường Hàn Quốc tăng trưởng ổn định. Ảnh minh hoạ

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cũng đề nghị phía Hàn Quốc có các biện pháp tối ưu hóa cơ chế đấu thầu hạn ngạch tôm theo hướng giảm chi phí cho doanh nghiệp nhập khẩu tôm, nghiên cứu khả năng đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc.

Liên quan đến xuất khẩu tôm, bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của VASEP từng nhận định, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm 2023 sẽ phải đối mặt với thách thức từ lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng sức tiêu thụ của các thị trường lớn. Bên cạnh đó, tôm Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với Ecuador và Ấn Độ về giá thành. Nhu cầu nhập khẩu tôm dự kiến phục hồi từ quý II trong xu hướng giá thấp hơn năm 2022.

Doanh nghiệp cần tối ưu chi phí, tập trung phát triển giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển hướng xuất khẩu sản phẩm đặc thù quốc gia như tôm-rừng, tôm-lúa, chủ động thay đổi cơ cấu sản phẩm để đáp ứng nhu cầu từng phân khúc thị trường, chuẩn bị về nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất để bắt nhịp khi nhu cầu tôm trên thị trường thế giới phục hồi.

Năm 2022, diện tích tôm nước lợ thả nuôi của cả nước đạt khoảng 747.000 ha với sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm 2021. Năm 2023, ngành tôm nước ta đặt mục tiêu diện tích đạt 750.000 ha với sản lượng tôm các loại hơn 1 triệu tấn và phấn đấu kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 4,3 tỷ USD.

Tuấn Kiệt

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu