Hành trình vươn tới giấc mơ “Disney Việt Nam”
(THPL) - Chú sói Wolfoo là nhân vật hoạt hình đầu tiên của Việt Nam gặt hái được hàng tỷ view trên YouTube mỗi tháng. Hành trình đưa Wolfoo ra thế giới đang dần từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành “Disney Việt Nam”, ghi danh Việt Nam lên bản đồ hoạt hình thế giới.
Tin liên quan
- THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
Giải thưởng Doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt trội - hạng mục Báo cáo phát triển bền vững thuộc về OCB
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
PNJ nhận 2 giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
» Chú sói “tỷ view” Wolfoo: Hành trình từ YouTube sang màn ảnh rộng
» “Cha đẻ Peppa Pig” phải bồi thường cho “cha đẻ Wolfoo” trong vụ kiện tại Nga
» Hãng phim Hoạt hình Việt Nam: Ra mắt ban nhạc “Ủn Ỉn”
Khởi đầu bằng giấc mơ lớn
Chú sói nhỏ Wolfoo là một trong những nhân vật hoạt hình thu hút đông đảo lượng khán giả nhí hiện nay. Ra mắt từ năm 2018, series hoạt hình Wolfoo với phiên bản gốc tiếng Anh cùng gần 4.000 tập phát sóng trên nền tảng YouTube đã nhanh chóng chinh phục hàng trăm triệu trẻ em trên thế giới. Cho đến nay, với con số bình quân 4 tỷ view/tháng cùng 3 nút kim cương trên YouTube, được dịch ra hơn gần 20 ngôn ngữ, hoạt hình Wolfoo ngày càng khẳng định vị thế của mình. Không chỉ là nhân vật hoạt hình, Wolfoo giống như người bạn, cùng chơi cùng học và đồng hành với các em mỗi ngày.
Nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng rằng Wolfoo là sản phẩm được thực hiện bởi doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng ít ai biết đằng sau thành công của bộ phim là sự cống hiến thầm lặng của doanh nghiệp Việt với khát vọng ghi danh hoạt hình Việt Nam lên bản đồ hoạt hình thế giới. Thật bất ngờ khi đây là bộ phim “make in Vietnam” của Sconnect, được thực hiện 100% bởi đội ngũ Việt từ khâu ý tưởng cho tới biên kịch, sản xuất, hậu kỳ và phát hành tới công chúng.
Tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2019, khái niệm MMO (Make money online) mới bắt đầu bùng nổ trên thị trường do sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin. Cùng với đó là sự xuất hiện của các phương thức mới như video trực tuyến, viết blog hoặc kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, và YouTube. Mảng hoạt hình trên YouTube tại Việt Nam còn khá “mờ nhạt”, khiến cho những “lão làng” của ngành cũng không ít lần cảm thán về tình trạng lay lắt của các hãng phim hoạt hình trong nước khi mà quá lâu không có bộ phim nào ghi được dấu ấn với khán giả.
Chia sẻ vì lý do tại sao lại chọn thị trường Mỹ để chinh phục mà không chọn thị trường Việt Nam, ông Tạ Mạnh Hoàng, Nhà sáng lập - CEO của Sconnect cho biết, khi bắt tay vào nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm ông Hoàng và các cộng sự nhận thấy Việt Nam chưa có tiêu chuẩn rõ ràng cho các sản phẩm sáng tạo nội dung số, thị trường khi đó cũng không có nhiều doanh nghiệp tham gia nên không có tham chiếu về thị trường. Cho nên Sconnect lựa chọn chinh phục thị trường quốc tế để đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này.
“Chúng tôi lựa chọn thị trường Mỹ - đây vừa là thách thức lớn nhưng đồng thời cũng là cơ hội. Thách thức bởi Mỹ là thị trường rất phát triển với đế chế hoạt hình Disney, Cartoon Network. Còn chúng tôi khi đó quy mô chưa tới 10 người, chưa có tiềm lực tài chính hay chuyên môn, mọi thứ đều khó khăn, phải vừa làm vừa học, chưa có doanh nghiệp nào ở Việt Nam đi trước để chúng tôi có thể học hỏi kinh nghiệp. Nhưng thị trường Mỹ lại có lợi thế là đã có những tiêu chuẩn nhất định đối với phim hoạt hình, điều mà thị trường Việt thời điểm đó vẫn thiếu. Chúng ta chỉ cần học mẫu và làm các sản phẩm theo đúng những tiêu chuẩn của các nền tảng. Với cách đi này nếu chinh phục thành công, chúng tôi sẽ đứng vững tại cả thị trường nội địa và quốc tế”, ông Tạ Mạnh Hoàng chia sẻ.
Ông Hoàng cũng cho biết thêm: “Lúc khởi đầu, chúng tôi không có gì trong tay, duy nhất chỉ có giấc mơ lớn. Ở giai đoạn khó khăn nhất, đội ngũ của chúng tôi cùng nhìn vào một mục tiêu và vững tin Sconnect sẽ trở thành công ty lớn mạnh. Chúng tôi nuôi khát vọng sẽ trở thành “Disney Việt Nam”. Sau 10 năm, Sconnect đang sở hữu trong tay 18 bộ nhân vật hoạt hình (IP hoạt hình), trong đó thành công nhất là bộ nhân vật Wolfoo. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục hành trình sẽ tạo ra những bộ nhân vật nổi tiếng trên toàn thế giới và các hệ sinh thái để đồng hành với các bạn nhỏ trên toàn cầu”.
Sáng tạo bằng kỷ luật
Chia sẻ về sự sáng tạo, “cha đẻ” của sói nhỏ Wolfoo - ông Tạ Mạnh Hoàng bày tỏ: “Nhiều người cho rằng sáng tạo là làm khác đi, thật độc đáo và mới lạ. Nhưng ở Sconnect, chúng tôi cho rằng sáng tạo phải dựa trên nền tảng của kiến thức và mang lại giá trị tích cực. Sáng tạo cũng cần rèn luyện và gắn với tính kỷ luật. Tôi vốn được đào tạo ở quân đội, nơi mà tính kỷ luật rất cao, khi vận dụng vào điều hành doanh nghiệp tôi thấy rằng kỷ luật là yếu tố cần thiết với một doanh nghiệp sáng tạo”.
Chính nhờ yếu tố kỷ luật, cầu toàn và tỉ mỉ trong từng hình ảnh, từng nội dung mà sói nhỏ Wolfoo chào đời. Sconnect luôn trăn trở làm thế nào để tạo ra sản phẩm hoạt hình chất lượng, mang tính nhân văn và giáo dục nhưng vẫn đảm bảo yếu tố giải trí. Bởi ai cũng có khả năng sáng tạo, nhưng làm thế nào để sản phẩm tồn tại được lâu dài và có giá trị lại đòi hỏi sự “kỷ luật”. Nghiêm khắc với những thiếu sót, xây dựng văn hóa làm việc trật tự, hệ thống và hiệu quả.
Với nhiều nước, hoạt hình vốn được coi là một mũi nhọn của ngành công nghiệp điện ảnh đem lại giá trị hàng tỷ USD. Song tại Việt Nam những năm gần đây ngành công nghiệp này mới có chỗ đứng khiêm tốn khi đem lại 10-15% doanh thu của ngành điện ảnh. Theo thống kê từ Box Office Việt Nam năm 2023, có khoảng 20 bộ phim hoạt hình được chiếu, đạt tổng doanh thu hơn 570 tỷ đồng, tương đương 23 triệu USD.
Cánh cửa ngành hoạt hình luôn rộng mở, nhưng thách thức đặt ra là làm thế nào để phát triển bền vững và tìm ra con đường phát triển. Khi thị trường đang trôi nổi những nội dung chỉ để câu like, câu view thì những người làm “sáng tạo tử tế”, sáng tạo bền vững cần hướng đi mới để tạo giá trị nhưng vẫn ghi dấu ấn trong lòng khán giả.
Một trong những hướng đi mới đó là lĩnh vực cấp quyền sử dụng tài sản trí tuệ (Licensing). Licensing trong cấp quyền hình ảnh nhân vật đã có hơn 150 năm hình thành và phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, Licensing mới phát triển khoảng 10 năm trở lại đây nhưng đã có những ứng dụng nhất định. Có thể kể đến một số tên tuổi lớn tiên phong như nhãn hàng thời trang Canifa đã khai thác Mickey, Disney Superman, Disney Princess, Hello Kitty, Angry Birds...., hay thương hiệu văn phòng phẩm Hồng Hà sử dụng hình ảnh của Pororo, Baby Shark...
Chia sẻ về bối cảnh của thị trường Licensing Việt Nam, bà Lại Thị Mai - Giám đốc mảng Character Licensing của Sconnect Việt Nam nhận định: “Bối cảnh thị trường hiện nay còn nhiều khó khăn nhưng cũng là cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới. Bởi nhận thức của thị trường Việt Nam về Licensing còn hạn chế và hầu như chưa nắm bắt được tiềm năng về giải pháp của Licensing, ứng dụng của ngành này để thúc đẩy kinh doanh và chiến lược kinh doanh cho các sản phẩm của mình”.
Mục tiêu trong tương lai của Sconnect là có thể cho ra mắt một sản phẩm hoạt hình lấy ý tưởng giá trị đời sống và văn hóa Việt Nam, chứa đựng những câu chuyện gần gũi nhất, truyền tải những giá trị bản sắc của người Việt và ứng dụng để phát triển trong Licensing.
Con đường phía trước còn nhiều thách thức, nhưng không chỉ đặt mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp mình mà còn hướng tới mục tiêu đưa ngành hoạt hình của Việt Nam lớn mạnh hơn nữa, Sconnect mong muốn có thể cùng với các đơn vị khác tham gia chuỗi kinh doanh dịch vụ nội dung số, phát triển các sản phẩm cung cấp cho thị trường toàn cầu, đưa các sản phẩm sáng tạo nội dung số Việt Nam ra thế giới. Qua đó sớm hiện thực hóa khát vọng ghi tên Việt Nam lên bản đồ ngành hoạt hình thế giới, trở thành “Disney Việt Nam”.
Tuấn Nguyễn
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt