09:19 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Thương mại điện tử phục vụ mục đích xuất nhập khẩu là tương đối hiệu quả

Lưu Kỳ (tổng hợp) | 19:31 13/05/2022

(THPL) – Theo báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2022 vừa được công bố tại “Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online Business Forum -VOBF 2022)” ngày 12/5 cho thấy, năm 2021 đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

Trong khi Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 2,6% so với năm trước thì ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,2%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 20,8%, ngành vận tải kho bãi giảm 5,0%.

Trước khó khăn chung của nền kinh tế, lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh và ổn định. Ước tính năm 2021 lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều trong năm 2022 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ làn sóng thứ hai.

Đặc biệt, báo cáo cũng chỉ ra, về giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), các kênh như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử hay website của doanh nghiệp đang dần trở thành kênh chính để nhận đơn đặt hàng từ các khách hàng.

Ảnh minh họa

Trong đó, thông qua các nền tảng di động, khảo sát năm 2021 cho thấy có tới 88% doanh nghiệp nhận đơn đặt sản phẩm qua ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động. Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2021 doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm chi phí ở mức tối đa để duy trì hoạt động.

Theo đó, có tới 69% doanh nghiệp chi dưới 20 triệu đồng cho chi phí quảng cáo website/ứng dụng di động trong cả năm. Trong số doanh nghiệp tham gia khảo sát, 47% doanh nghiệp đánh giá vai trò của thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là tương đối quan trọng.

“Nếu xét về quy mô doanh nghiệp thì có 21% doanh nghiệp lớn đánh giá vai trò của thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ở mức rất quan trọng. Tỷ lệ này gấp đôi so với tỷ lệ của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (9%)” – báo cáo nêu.

Một điểm đáng lưu ý là 18% doanh nghiệp có sử dụng website/ứng dụng thương mại điện tử để phục vụ cho mục đích xuất nhập khẩu. Tỷ lệ này trong nhóm doanh nghiệp lớn cao gấp đôi so với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần lớn doanh nghiệp đều đánh giá việc sử dụng website/ứng dụng thương mại điện tử phục vụ cho mục đích xuất nhập khẩu là tương đối hiệu quả.

Đặc biệt, Lazada cũng hướng tới quan tâm đến thói quen của người tiêu dùng với các sản phẩm thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe, có trách nhiệm hơn. Đơn cử trong dịp hưởng ứng Giờ trái đất vừa qua, doanh nghiệp đã phối hợp với các thương hiệu lớn đưa các sản phẩm được sản xuất, đóng gói tiết kiệm nguyên liệu, thân thiện với môi trường và nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía người tiêu dùng.

Theo thống kê, lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 toàn Đông Nam Á do tác động của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy và tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh mẽ. Các chuyên gia nhận định, thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo sẽ đạt khoảng 39 tỷ đôla Mỹ vào năm 2025.

Lưu Kỳ (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu