Thủ tướng nêu 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
(THPL) - Thủ tướng nhấn mạnh, phải có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, phát triển mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ.
Chiều ngày 27/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với chủ đề "Nhà nước kiến tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới".
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến xác đáng, phù hợp tình hình, khả thi, khẩn trương trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo Thủ tướng, tình hình khu vực và quốc tế diễn biến rất nhanh, đang phân cực hóa, chủ nghĩa đa phương bị đe dọa; đồng thời quá trình số hóa, xanh hóa, các nguy cơ như già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu cực đoan… Do đó, chúng ta phải thích ứng với tình hình, diễn biến hiện nay trên thế giới, khu vực và trong nước, linh hoạt, hiệu quả trong xây dựng chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện.
Tình hình thay đổi thì mục tiêu thay đổi, chúng ta đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số những năm tiếp theo, thực hiện mục tiêu tổng quát theo Nghị quyết Đại hội XIII là đạt 2 mục tiêu 100 năm. Để làm được điều này, thì không chỉ khu vực nhà nước, các địa phương, các doanh nghiệp FDI mà tất cả các cấp, các ngành, các loại hình, khu vực doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tăng trưởng.
Người dân cũng tham gia quá trình này trên cơ sở phát huy cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ, Nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi hoạt động của xã hội, trong phát triển đất nước, mọi chính sách phải hướng tới người dân, người dân tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, mục tiêu cuối cùng là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta phải có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, phát triển mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ. Các doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng phải hành động quyết liệt, phấn đấu thành doanh nghiệp lớn.

Tại Hội nghị, Thủ tướng nêu một số định hướng, nhiệm vụ, giải pháp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) để các cơ quan, doanh nghiệp cùng suy nghĩ, cùng làm.
Thứ nhất, các DNNVV phải góp phần đắc lực, hiệu qủa thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã ban hành để phát triển DNNVV như mong muốn theo mục tiêu đề ra, đặc biệt là trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tinh thần dân tộc, tính tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo để vươn lên và vượt qua giới hạn của bản thân để phát triển cao hơn, vươn từ DNNVV thành doanh nghiệp lớn.
Thứ ba, các DNNVV tích cực, hiệu quả trong tham gia nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế phù hợp với kinh tế thị trường, với thực tiễn đất nước, xuất phát từ thực tiễn để đề xuất giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc mà trong thực tế đang gặp phải.
Thứ tư, các DNNVV khai thác hiệu quả các tài nguyên của đất nước và đặc biệt là nguồn lực con người.
Thứ năm, các DNNVV đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, khoa học quản lý, huy động nguồn vốn từ bên ngoài, tham gia quá trình hội nhập của đất nước, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.
Thứ sáu, các DNNVV đẩy mạnh hơn nữa công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tham gia xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là cho người trẻ, người khó khăn, người thu nhập thấp, xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Về phía Chính phủ và các bộ ngành, Thủ tướng cũng nêu rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Thứ nhất, tiếp tục tổng kết thực tiễn, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp tư nhân, DNNVV, nghiên cứu, đề xuất xây dựng nghị quyết mới của Trung ương về doanh nghiệp tư nhân, DNNVV, sau đó thể chế hóa, tổ chức thực hiện thật tốt.
Thứ hai, đẩy mạnh hơn nữa thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực.
Về thể chế, tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế để huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, lấy nguồn lực Nhà nước dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực xã hội. Cắt bỏ toàn bộ các thủ tục rườm rà, dứt khoát bỏ cơ chế xin cho làm nảy sinh tiêu cực; giảm phiền hà, sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường giám sát, kiểm tra.
Về hạ tầng, tập trung phát triển các loại hạ tầng (giao thông, hạ tầng số, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội…) đồng bộ và có ưu tiên để tạo không gian phát triển mới, tăng giá trị gia tăng của đất, tạo các khu dịch vụ, công nghiệp, đô thị mới, giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, từ đó tạo công ăn việc làm, phát triển DNNVV.
Về nhân lực, tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp, như chương trình đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư bán dẫn từ nay tới năm 2030.
Thứ ba, thúc đẩy đàm phán, ký kết các hiệp định về thương mại tự do, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, về visa, về lao động để có khung pháp lý cho việc đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, nhất là những thị trường mới như Trung Đông, Mỹ Latinh, châu Phi.
Thứ tư, Nhà nước cùng doanh nghiệp xây dựng, nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia với tốc độ nhanh hơn để có hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao hơn; tập trung đổi mới sáng tạo, các trung tâm nghiên cứu để hỗ trợ doanh nghiệp.
Thứ năm, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự, nhưng nếu vi phạm pháp luật hình sự như trốn thuế, buôn lậu, hàng giả, hàng nhái… thì phải xử lý nghiêm.
Thứ sáu, giữ ổn định lãi suất. Phân tích thêm về nội dung này, Thủ tướng cho rằng nguồn lực cho doanh nghiệp liên quan tới chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, các bộ ngành phải cùng Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp dựa trên đề xuất, góp ý của doanh nghiệp.
Về chính sách tiền tệ, chỉ đạo chung của Chính phủ là phải chủ động, tích cực, phù hợp, linh hoạt và hiệu quả; ưu tiên cho tăng trưởng nhưng phải kiểm soát được lạm phát. Các ngân hàng phải tuân thủ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tiết giảm chi phí, hy sinh một phần lợi ích để chia sẻ với người dân và doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ, cắt giảm thủ tục để giảm lãi suất cho vay.
Theo Thủ tướng, đây không chỉ đơn thuần là kinh doanh, sản xuất mà còn là tình dân tộc, nghĩa đồng bào, là một điểm tựa cho dân tộc ta trong những lúc khó khăn.
Về chính sách tài khóa, phải đẩy mạnh đầu tư công, từ đó tạo việc làm, sinh kế cho người dân và tạo hệ sinh thái cho DNNVV phát triển. Tiếp tục đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng, miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất phù hợp, hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính phải thực hiện các công cụ chính sách để góp phần ổn định lãi suất, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp phát triển lâu dài. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng, trong đó có việc đề xuất luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Thứ bảy, liên quan tài sản số, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sand box)…, Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng chính sách, quy định, chậm nhất trong quý II phải hoàn thành.
Thứ tám, các địa phương rà soát lại quy hoạch, thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế, chính sách để phát huy vai trò kiến tạo, chứ không phải "không quản được thì cấm", lắng nghe, tiếp thu, cầu thị với các ý kiến của người dân, doanh nghiệp để tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc. Các doanh nghiệp khi gặp vướng mắc thì kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền, nếu cấp đó không kịp thời xử lý thì tiếp tục báo cáo cấp trên, ai không giải quyết thì phải kiểm điểm, xử lý theo quy định của Đảng, Nhà nước.
Thứ chín, Thủ tướng ủng hộ các đề xuất liên quan việc thành lập, vận hành các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp trên tinh thần thủ tục thủ tục thông thoáng, nhanh chóng nhưng quản lý chặt chẽ để không xảy ra tham ô, tham nhũng. Đồng thời, nghiên cứu hợp nhất các quỹ để hoạt động hiệu quả. Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, rà soát cắt bỏ các thủ tục rườm rà liên quan các quỹ, hoàn thành chậm nhất trong quý II.
Nhấn mạnh quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả, phân công công việc rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả, Thủ tướng kêu gọi tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, phát huy tình dân tộc, nghĩa đồng bào, "cùng làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng, cùng phát triển" trên cơ sở lợi ích hài hóa, rủi ro chia sẻ, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, phát triển DNNVV như mong muốn, đóng góp tích cực phát triển đất nước nhanh, mạnh, bền vững.
Tú Anh
Tin khác
Honda HR-V 2025 phiên bản hybrid đầu tiên ra mắt tại Việt Nam
Cô gái trẻ đưa âm nhạc truyền thống đến gần hơn với người trẻ
Hàng vạn du khách đổ về Đền Hùng trước ngày khai hội
NielsenIQ tổ chức sự kiện: "Thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận, ưu tiên đầu tư vào trải nghiệm khách hàng"
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam giám đốc công ty cổ phần khoáng sản Thiên An Phát
VASEP đề xuất phương án đàm phán với Mỹ về giảm thuế các mặt hàng thủy sản
Giá vàng và USD ngày 5/4: Vàng thế giới giảm mạnh, trong nước giữ giá
(THPL) - Giá vàng thế giới hôm nay 5/4, giao ngay ở mức 3.037,65 USD/ounce. Trong nước, giá vàng SJC ổn định, bán ra trên 101 triệu đồng/lượng.05/04/2025 08:18:31Dự báo thời tiết ngày và đêm 5/4: Bắc Bộ mưa rào rải rác vài nơi, đêm và sáng sớm trời lạnh
(THPL) - Trong ngày hôm nay, miền Bắc bị ảnh hưởng bởi cả một bộ phận không khí lạnh yếu phía Đông Bắc và vùng hội tụ gió di chuyển từ...05/04/2025 08:16:19“Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu quả tốt nhất cho gia đình
(THPL) - Chi phí điều trị bệnh là không hề rẻ, có thể tiêu tốn từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, bao gồm tiền thuốc, xét nghiệm,...05/04/2025 07:30:00Quảng Ninh: Tăng trưởng GRDP đạt 10,91% trong quý đầu năm
(THPL) - Trong quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh Quảng Ninh đạt 10,91%, xếp thứ 7 cả nước.05/04/2025 07:37:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
“Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu quả tốt nhất cho gia đình
- Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
- Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
- ROI là gì
- Thuê nhanh máy photocopy Ricoh đủ loại
- máy may điện tử giá tốt
- quạt hút xách tay
- Cho thuê máy photo tại Hưng Yên